11
Ngô
Đình Nhu không giấu được sự thú vị khi quan sát Võ Hoàng Nam , thầm nghĩ “ Hệt như miêu tả
nhân vật Vọi trong quyển Trống Mái
của Khái Hưng. Vạm vỡ, rám nắng như tượng nam á thần Hy Lạp. So với Lê Thuý
thật hệt như một sự xuyên tạc lẫn nhau cả về nội dung lẫn hình thức”. Và chiến
lược gia của Việt Nam Cộng Hoà chợt bắt đầu bằng một câu hỏi nghe chẳng liên
quan gì đến công vụ biệt phái mà Hoàng Nam đang hồi hộp đợi chờ :
-
Anh
thấy đại uý Thuý ra răng?
-
Trình
ông cố vấn, ông phụ tá rất lịch thiệp – Hải quân trung uý Hoàng Nam hơi đắn đo
rồi đáp.
-
Tôi
hỏi là anh có thích ông ta không? – Nhu cười – Nên nói thật.
-
Không!
Thưa ông cố vấn – Hoàng Nam
nhún vai.
-
Răng
lại rứa? – Nhu vừa hỏi vẻ thờ ơ, vừa lật
hồ sơ cá nhân của Hoàng Nam .
-
Ông
phụ tá Lê Thuý có cái tên đầy nữ tính, dáng người mảnh khảnh quá đỗi công tử.
Hai điều ấy không thích hợp với quân nhân. Ông ấy lại lãnh đạm quá, cho nên nhà
tu mới thực sự là chỗ của ông ấy – Hoàng Nam nhận xét nhẹ nhàng nhưng cay
độc.
Nhu
phá lên cười, thầm nhận xét “ Gã này đúng là dân Nam Kỳ điển hình, tính thực
thà đến độ bộc tuệch”, đưa ngón tay trỏ chỉ vào Hoàng Nam rồi lại đưa ngay lên
môi mình ra dấu “ between”[1]
rồi giải thích :
-
Thầy
me ông ấy cứ mong sinh được con gái vì gia đình đã có bốn đứa con trai nhưng
lại sinh ra trai nữa nên đặt tên Thuý. Trước khi là phụ tá giám đốc Nha An ninh
quân đội, ông Thuý là công an Việt Minh rồi đến công an Bắc Phần của chính
quyền quôc gia, cái nghề ấy khiến ông ta luôn giữ khoảng cách với người mới
gặp, rứa thôi mà.
-
Thưa,
ông cố vấn thật quá am tường về thuộc cấp – Hoàng Nam cảm thấy cũng chẳng mất mát gì
nếu khen con người đầy quyền lực trước mặt mình một câu chiếu lệ.
-
Với
những thân hữu mà thôi – Nhu lắc đầu. Sự khiêm nhường ấy nhắc Hoàng Nam
hiểu rằng Nhu muốn nhắc khéo là “ Anh
vẫn chưa đủ tin cậy để tôi xem là thân hữu khiến tôi phải quan tâm từng chi
tiết về lý lịch như Lê Thuý đâu”.
-
Theo
hồ sơ của Nha quân lực – Nhu vào việc – Thì anh đã là một trong những sĩ quan
hải quân Việt Nam
cộng hoà đầu tiên làm việc với tàu ngầm đồng minh?
-
Vâng,
thưa ông cố vấn. Hồi ở trường Brest ,
tôi có lặn thử với tàu ngầm bỏ túi lớp A
của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới 2. Vừa mới đây, tôi có hân hạnh công du
một tuần lễ trên tiềm thuỷ đĩnh Blue Gill
của Hoa Kỳ…
-
Cũng
theo hồ sơ thì anh có kinh nghiệm tổ chức các toán thám sát biển – Nhu hỏi mà
mắt không rời khỏi tập hồ sơ.
-
Thưa…-
Hoàng Nam
e dè – Thực ra chỉ có một lần thôi. Chiếc tàu Thần Quang của Nhật bị phi cơ
Đồng Minh đánh chìm hồi năm 1944 ở cửa Định An. Năm 1958, để dọn luồng cho tàu
bè ra vào sông Cửu Long, tôi được giao trọng trách khảo sát trục vớt nó.
-
Anh
mất thời gian bao lâu?
-
Thưa
ông cố vấn, vị trí chìm của nó đã được xác định, nên thực chất công việc chỉ là
lặn thám sát và lên kế hoạch lắp phao trục…Nhưng cũng hơn ba tháng trời, và
cũng phải nói là vùng 4 chiến thuật đã ưu ái cho tôi lực lượng hiện dịch tốt
nhất.
-
Rứa
à ? – Nhu tắc lưỡi – Nhưng …anh cũng đã có kinh nghiệm tổ chức thám sát. Và đấy
là điều tôi cần.
-
Xin
ông cố vấn cho tôi biết rõ hơn về mục tiêu cũng như tải trọng cần trục vớt.
-
Chừ
thì tôi chưa thể đáp ứng điều nớ – Nhu lắc đầu.
-
Vì
sao, thưa ông cố vấn? – Hoàng Nam kinh ngạc.
-
Bởi
chính tôi cũng đang chờ câu trả lời cho những điều anh vừa nêu lên. Nhưng tôi
có thể cho anh biết vị trí… - Nhu đứng dậy, bước đến bên tấm bản đồ Đông Nam Á
phóng to của Nha Địa Lý Đông Dương, lấy thước căng theo dọc kinh tuyến 110 độ -
Đây là vị trí của mục tiêu : 11 độ 30 phút vĩ tuyến Bắc, 110 độ 45 phút kinh
tuyến Đông…
-
Quá
xa bờ, thưa ông cố vấn - Hoàng Nam
chau mày – Điều kiện đầu tiên là cần một bàn đạp đảm bảo tiếp liệu cho công vụ
thám sát này.
-
Anh
có thể chọn Nha Trang – Nhu gật đầu.
-
Tốt
thật – Hoàng Nam
mừng ra mặt – Ở đó có trường Huấn luyện hải quân, sẽ rất thuận lợi.
-
Rất
tiếc là anh sẽ không có thuận lợi nớ - Nhu cười khan – Công vụ này đòi hỏi anh
độc lập thi hành, không sử dụng lực lượng hải quân, thậm chí quân phục cũng
không được phép sử dụng…
-
Thưa
ông cố vấn…Vậy thì…thời gian của công vụ thám sát này là bao lâu?
-
Còn
tuỳ vào kết quả thám sát của anh – Nhu trầm tư.
-
Xin
phép hỏi thẳng ông cố vấn – Hoàng Nam thất vọng – Dường như ông cố
vấn chưa tin tôi?
-
Ngược
lại – Nhu ném một tia lạnh lẽo vào mắt Nam – Anh vừa được biết một bí mật
mà chỉ có tôi và ông Dương Văn Hiếu nắm được. Hãy hiểu rằng chuyện ni là lợi ích quốc gia.
-
Lợi
ích quốc gia – Nam
ngỡ ngàng.
-
Đúng!
Lợi ích quốc gia – Nhu nhắc lại – Tìm hiểu bí mật ni chính là cơ hội để thu hồi
tài sản quốc gia hoặc…là điều kiện để đánh đổi cho Việt Nam Cộng Hoà nhiều lợi
ích chính trị khác. Và anh hãy tin rằng tôi luôn đánh giá đúng sự cống hiến của
từng thành viên thực tâm phụng sự lợi ích tổ quốc…Tỷ dụ như anh…Anh đeo lon
trung uý lâu rồi, phải không hỉ?
-
Vâng,
thưa ông cố vấn – Hoàng Nam
đáp, mắt long lanh sáng vì sự tác động tâm lý của Nhu – Nhưng cũng vì lợi ích
của Việt Nam Cộng Hoà mà tôi thấy cần có phản biện nhằm đảm bảo hiệu quả công
vụ thám sát này.
-
Ai
cấm anh mô – Nhu gật đầu nhẹ - Nói tôi nghe.
-
Trình
ông cố vấn, căn cứ vào màu xanh đậm nhạt trên bản đồ tại toạ độ này, có thể
khẳng định độ sâu ở đây không dưới 200 mét nước. Với trang bị hiện nay của thợ
lặn – kể cả biệt kích hải quân thì cũng không thể nào ở lâu dưới độ sâu này quá
5 phút.
-
Chúng
ta sẽ bàn về kỹ thuật sau, tôi ghi nhận điều anh vừa nói – Nhu ngoáy bút vào sổ
tay – Còn chi nữa?
-
Thứ
hai, việc thám sát xa bờ thế này chỉ có thể thực hiện trong khoảng thời gian
biển yên từ tháng 2 đến tháng 5 …Sau đó là biển động và thường có bão. Do vậy,
sẽ phải đưa tàu thám sát vào bờ gần 9 tháng, như vậy hoạt động thám sát sẽ phải
kéo dài và việc giữ bí mật cho công vụ xem ra rất khó. Cuối cùng, vùng biển này
thường bị quấy rối bởi bọn hải tặc, chưa kể đến các hoạt động quân sự của hải
quân Trung Cộng lẫn Trung Hoa Dân quốc…
-
Điều
trở ngại thứ ba thì anh tự khu xử - Nhu phẩy tay – Anh là lính mà. Trở ngại thứ
hai có thể giải quyết bằng hoạt động bình phong của anh, như công vụ biệt phái
mà Nha quân lực lẫn hải quân nắm được thì anh đang tổ chức các hoạt động biệt
hải nhằm ngăn chặn sự xâm nhập đường biển của cộng sản Bắc Việt. Chí ít, các
thành viên nhóm thám sát của anh sẽ hiểu như rứa, bởi sau một chuyến biển thám
sát, họ sẽ được tung ra Bắc cho những hoạt động biệt hải thực sự.
-
Còn
điều thứ nhất thì sao, thưa ông cố vấn?
-
Tôi…-
Nhu cắn môi – Tôi sẽ dự liệu, sau khi anh trình kế hoạch tổ chức thám sát.
-
Trong
bao lâu, thưa ông cố vấn?
-
Hai
ngày, kịp chứ hỉ?
-
Gấp
quá, thưa ông cố vấn – Hoàng Nam
choáng váng – Tôi xin phép ông cho tôi hai tuần.
-
Hai
tuần nớ là để anh nghỉ ngơi trước khi thực thi công vụ… và cũng để cho tôi suy
nghĩ về kế hoạch của anh – Nhu lắc đầu,
nói giọng nửa đùa nửa thật – Hai ngày thôi, hải quân đại uý Hoàng Nam à.
-
Trình
ông cố vấn – Hoàng Nam
như không tin ở tai mình – Đại uý…
-
Nhẽ
ra anh phải nhận ra điều ni từ nãy – Nhu cười – Hai ngày nữa, ông phụ tá Lê
Thuý sẽ trao quyết định cho anh. Ông Thuý nãy giờ đang thảo văn bản đề bạt gửi
Nha Quân lực. Anh đang biệt phái sang Nha An ninh quân đội nên ông ta làm văn
bản như rứa hợp lẽ hơn.
Hoàng
Nam
đặt tay lên vành mũ, giọng run run :
-
Được
ông cố vấn ưu ái nâng đỡ, tôi xin hết lòng phụng sự.
-
Nghỉ!
– Nhu khoát tay – Hãy hiểu những điều ta vừa trao đổi chỉ có hai ta biết. Tôi
chờ kế hoạch tổ chức thám sát của anh. Cho anh lui.
Viên
tân đại uý vừa khuất sau cánh cửa, Nhu đã buông mình xuống ghế, mệt nhoài. Điện
thoại lại réo…
-
Chi
rứa? – Nhu nói trống không vào máy.
-
Trình
ông cố vấn – giọng người thư ký dè dặt – Bên Nha Bưu Chính gửi mẫu bộ tem Kỷ
niệm một năm Khu Trù Mật xin trình ông duyệt và chọn ngày phát hành …
-
Đưa
vào hộ tôi! – Nhu nói như quát rồi cúp máy.
Nhu
chúa ghét những việc như thế này, nhưng vẫn phải làm vì không thể giao cho ai
khác được bởi tất cả xem việc trình cho ông cố vấn từng chi tiết trong phần
hành công việc của mình như biểu hiện của lòng trung thành. Nhìn những mẫu tem
mà tâm trí Nhu không hề rời khỏi câu chuyện ban nãy với Hoàng Nam , và những dự liệu của mình
quanh con kỳ lân ngọc của Sanki Seikou. Hoàng Nam không ưa Lê Thuý, điều ấy với
Nhu tốt chứ không phải xấu, vì như thế thì việc kiểm soát công vụ thám sát sẽ
tốt hơn. Điều Nhu băn khoăn chính là cái gì đang nằm dưới độ sâu 200 mét nước
nọ? Nó có đáng cho Nhu phải tổn hao một phần tâm trí và tài lực hay không? Và
nếu đáng thì sẽ mất bao lâu mới đạt được kết quả? Nhu đã giao cho Tuyến tìm hiểu kỹ hơn về
Sanki Seikou cũng như các hoạt động của ông ta trong thời gian từ Mã Lai về Sài
Gòn hồi chiến tranh Thái Bình Dương. Và Nhu đang chờ kết quả trước khi quyết
định về một cuộc thám sát biển theo kế hoạch mà Hoàng Nam sẽ trình lên… Nhu mệt
nhọc liếc qua bộ tem mẫu in trên kẽm lớn
rồi tắc lưỡi khi nhìn lại bản đồ chiến sự vùng 4 chiến thuật… Kỷ niệm chi ở
ni? Khi mà 5 xã Vĩnh Viễn, Xà Phiên, Long Bình, Vĩnh Tường, Long Phú của
Khu trù mật Vị Thanh – Hoả Lựu vừa bị mất vào tay Việt Cộng cách đây hai tháng,
khi chưa tròn một năm khánh thành…Nhưng không xem duyệt để phát hành thì còn
chi là “ quốc sách số 1” của Việt Nam Cộng Hoà này nữa?
*
* * *
- Ông thiếu nghiêm túc rồi – Nhất Mỹ cười xoà –
Sao em lại phải cung cấp cho ông những thông tin ấy?
- Bởi vì cô đang muốn thông qua tôi để đến gần
con kỳ lân ngọc – Trần Kim Tuyến lãnh đạm đáp trả - Và nếu tôi không có gì để
cung cấp thì con kỳ lân ngọc ấy mãi mãi nằm trong két sắt bảo mật của ông cố
vấn Ngô Đình Nhu.
- Nếu ông ở vị trí của em, liệu ông có cung cấp
tư liệu về chú của mình, về bí mật quốc gia mình cho một kẻ lạ ngoại quốc
không? – Nhất Mỹ lắc đầu nhẹ.
- Nếu tôi là cô, thì tôi vẫn đủ tỉnh táo của một
người đàn ông để nhận thấy rằng “ Trần Kim Tuyến mà còn không thể tiếp cận với
con kỳ lân ngọc nọ thì mình lại càng không thể. Hoặc là mình giúp Tuyến điều
đó, hoặc quên tuốt ông ta và con kỳ lân chết giẫm nọ đi” – Tuyến cười khẩy.
- Nếu ta không cung cấp gì cả. Cứ mặc ông cố vấn
Nhu nát óc với con kỳ lân ấy…Tìm hoài chẳng có kết quả tất sinh nản…Ông ta sẽ
bán phứt con kỳ lân đi… Và ta sẽ mua lại nó.- Nhất Mỹ nêu giả thuyết với giọng
trào lộng.
- Vậy chúng ta nên dừng quan hệ cộng sự với nhau
ở đây – Tuyến cũng lấy cái giọng mát mẻ để bình phẩm – Bởi vì tôi không thích
ngồi chơi xơi nước trong cảnh chờ đợi vô vọng. Nhưng trước khi chia tay, tôi
báo cho cô biết rằng ông Nhu đã phát hiện ra đầu mối nào đó rồi, nên mới có
việc điều động hải quân trung uý Hoàng Nam về cho một công vụ biệt phái. Chắc
chắn Đỗ Toàn không thể chết mà không khai ra những gì mình biết về con kỳ lân
ngọc ấy…Dương Văn Hiếu sẽ không cho phép điều ấy xảy ra đâu.
- Thôi được – Nhất Mỹ nhượng bộ - Em sẽ thỉnh thị
thượng cấp ở Đông Kinh và … ông sẽ có những tư liệu cần thiết.
Tuyến thở dài : - Để cho thượng cấp của cô không
khó chịu…Tôi sẽ mua lại các tài liệu đó.
-
Ông cứ giữ lại số tiền mua tài liệu mà Ngô Đình
Nhu trao cho ông – Nhất Mỹ lắc đầu – Vì em sẽ mua từ ông thứ khác.
-
Món gì?
-
Quan hệ với ông phụ tá Lê Thuý và Võ Hoàng Nam – Nhất Mỹ
nheo mắt tinh quái – Không phải lúc nào em cũng có thể gặp ông để cập nhật tình
hình.
-
Tất nhiên – Tuyến bật cười – Bà xã tôi vốn ghét
chuyện trai gái. Với hai người ấy thì cô không gặp trở ngại khi liên hệ đâu…
Nhưng…
-
Sao cơ? – Nhất Mỹ ngạc nhiên.
-
Cần có thời gian để dọn đường cho mối quan hệ ấy,
tình báo Trung Hoa Dân Quốc đang bám theo Lê Thuý cũng vì con kỳ lân này –
Tuyến rót cạn rượu vang trong chai vào cốc của Nhất Mỹ - Thôi, ta dùng cho xong
đi kẻo trưa rồi. Rước cô …
*
* * *
Tham
mưu biệt bộ phủ tổng thống bố trí cho Hoàng Nam nghỉ tại khách sạn Đồng Lợi
trên đường Hồng Thập Tự, gần Tổng Nha Cảnh sát quốc gia. Hoàng Nam đã ở lỳ
trong phòng suốt từ trưa đến chiều tối, trăn trở với cảm xúc bồi hồi và sự khó
hiểu về những gì vừa xảy ra với mình trong vòng 24 giờ qua. Viên sĩ quan hiểu rằng đặc ân thăng cấp không
phải tự nhiên ở trên trời rơi xuống với mình, mà là món quà ứng trước cho
chuyện thực thi công vụ biệt phái vừa được ông cố vấn chính trị giao phó. Nhưng
nếu nghĩ về công vụ đó, Hoàng Nam càng thấy quá nhiều chuyện nan giải …Trần thân
ra giữa biển suốt mấy tháng trời của mùa biển yên, lặn thám sát một toạ độ mà
mình chẳng biết có gì ở đó, dưới độ sâu chết người, cũng chẳng rõ bao giờ kết thúc và còn phải đảm bảo bí mật. Vấn đề trang bị cho
nhiệm vụ cứ cho là giải quyết được thì còn vấn đề nhân sự sẽ thế nào đây…Chưa
kể nhiều tình huống phát sinh giữa biển, phải duy trì liên lạc vô tuyến ra sao…Nếu
như chỉ lập kế hoạch thám sát mà nhận lon đại uý thì chẳng có gì để phàn nàn,
nhưng chẳng phải ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã nói rằng chính Nam sẽ thi hành kế
hoạch thám sát ấy sao? Nói như tiền nhân là “ Không có gì ràng buộc thuộc cấp
tốt hơn là giao cho hắn nhiệm vụ thực hiện ý tưởng chính hắn đưa ra”.Mà với
thái độ của ông cố vấn, rõ ràng ông ta sẽ không thay đổi quyết tâm ấy, trừ khi
… Một tia sáng chợt loé lên trong đầu Hoàng Nam . “ Ừ nhỉ, sao mình không nghĩ
ra điều ấy? Hãy ràng buộc ngược lại ông cố vấn với các yêu cầu về trang bị thám
sát, thời gian thực hiện kéo dài…để ông ta thấy thực hiện cuộc thám sát là phi
lý, kém hiệu quả, ít nhất là ngay trong lúc này.” Hài lòng về phương sách đối phó vừa nghĩ ra,
Hoàng Nam khoan khoái lấy giấy bút ra thảo kế hoạch thám sát để trình Ngô Đình
Nhu …Vấn đề bây giờ là phải thể hiện những điều kiện khó khăn đó một cách hợp
lý, trình bày sao cho khéo léo không để ông Nhu nhận ra mình đang tìm cách
thoái thác thực hiện…
Điện
thoại lại réo. Hoàng Nam
nhíu mày …Ai gọi điện thoại cho mình vào lúc 9 giờ khuya thế này? Từ khi xuống
máy bay đến giờ, ngoài Lê Thuý ra, mình có gặp và trò chuyện với ai khác nữa
ngoài ông cố vấn? Chính mình còn không biết số điện thoại khách sạn mình đang
nghỉ kia mà? Hoàng Nam
nhấc máy, cáu kỉnh :
-
Có
gì vậy?
-
Thưa
ông Hoàng Nam
– tiếng cô trực lễ tân êm ái vang lên – Ông có điện thoại liên tỉnh từ Nha
Trang.
“
Lại Cẩm Y” – Hoàng Nam
thầm than – “ Cô ta không để mình yên được dù chỉ một ngày sao?”. Viên sĩ quan
cộc lốc : - Nối máy cho tôi!
Đúng
là cái giọng của Cẩm Y đang vang lên, át cái âm thanh rọt rẹt của đường dây
liên tỉnh :- Anh yêu! Đang làm gì đó?
-
Đang
làm việc – Hoàng Nam
gắt – Có gì mà gọi giờ này? Mà sao biết số máy của anh để gọi? Ai cho em biết?
-
Anh
hỏi một thôi thế thì làm sao em đáp kịp – Cẩm Y vẫn ỏn ẻn – Nhớ anh thì gọi
không được sao? Làm gì mà hung dữ quá vậy?
-
Tại
sao em biết số điện thoại này? – Nam hỏi như quát.
-
Đại
uý Hải cho em biết – Cẩm Y có vẻ luống cuống.
-
Hải
nào?
-
Thì…đại
uý Hải trưởng phòng sưu tầm Nha An ninh quân đội. Chẳng phải anh đang thi hành
công vụ biệt phái cho bên đó sao? Nhớ anh nên em gọi vô máy của Nha, gặp đại uý
Hải đang trực… Ổng cho em biết anh ở đây nên em mới hỏi tổng đài xin số…
-
Ra
thế ..- Nam
lẩm bẩm – Vậy mà cứ tưởng …
-
Tưởng
gì hả anh?
-
Không
gì cả. Đang mãi làm việc nên bực mình, vậy thôi – Nam cố lấy giọng ôn tồn – Thôi nhé
cưng. Qua tuần sau gặp nhau trên Đà Lạt…
-
Đà
Lạt hả? Thiệt không đó? – Cẩm Y như reo lên trong máy.
-
Thiệt
mà. Thôi cúp nhé…
Hoàng
Nam
che ống nói lại, chờ tiếng dập máy ở đầu dây bên kia rồi cứ để máy treo… Trở
lại bàn viết, Nam
thở phào nhẹ nhỏm. Cứ ngỡ Lê Thuý xỏ mình bằng cách báo tin cho Cẩm Y, ai ngờ
lại là người khác… Cũng đúng thôi, mình đang phái khiển cho Nha An ninh quân
đội, họ có quyền biết nơi trú ngụ của mình và trả lời cho Cẩm Y chứ…
….
Thực
ra, việc Cẩm Y gọi cho Hoàng Nam
nằm trong dự tính của Phùng Lệ Thy. Đơn giản vì nữ điệp viên Đài Loan cần Cẩm Y
rời khỏi tư thất tại Nha Trang, vì mối quan tâm thực sự lại đang nằm ở ông chồng Marcel Phan Lê – kẻ đã
bán tấm bản đồ có dấu triện hoa cúc đại đoá 14 cánh cho đặc vụ Trung Hoa Dân
quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét