Ba
-
Cô cần gì ở tôi?- Tôi vừa dừng hẳn xe lại, vừa hỏi.
-
Giúp anh Tâm. Anh ấy đang gặp nguy – Yến Ngọc nói, vẫn
cái giọng hối hả qua điện thoại hồi tối…Vẫn gương mặt buồn rượi mà tôi nhìn
thấy trong căn nhà của Tâm, của quá khứ những năm về trước.
-
Anh ấy giờ đang được cứu chữa. Kẻ làm hại anh ấy đã tự
tử.Mọi việc rồi sẽ sáng tỏ - Tôi nói mà cảm thấy ngực mình nặng như bị một tảng
đá đè lên – Xin cô để cho tôi yên.Tôi không muốn thấy cô nữa.
-
Tôi đâu muốn làm phiền anh. Nhưng vì chỉ biết gọi anh
giúp đỡ…Xin anh, hãy cứu anh ấy thêm lần nữa.- Yến Ngọc vươn đôi tay mình chặn
vào tay lái xe tôi. Kỳ lạ, dù vận hết sức…tôi vẫn không thể xoay được tay lái.
Tôi gắt lên :
- Đã có người trực bảo vệ anh ấy! Cô tha cho tôi được không? Tôi phải về
nhà. Tôi cần được ngủ.
-
Anh sẽ không thể nào ngủ được! – Mắt Yến Ngọc tự nhiên
long lên – Anh biết chưa?
-
Tại sao?- Tôi hỏi mà như van xin.
-
Vì anh biết giấc ngủ của mình sẽ dẫn đến cái chết của
người khác.- Yến Ngọc nói quả quyết như kết tội.
Tự dưng toàn thân tôi lạnh toát. Yến Ngọc giờ đã biến mất. Chỗ ban nãy cô
ta đứng trước tay lai xe tôi giờ như có một quầng mây mù. Chìm sâu trong quầng
mây mù đó, có cái gì như một màn hình nhập nhoạng …tôi thấy trên màn hình đó
một bình dịch truyền và một bàn tay đàn ông đang nắm lấy khóa điều chỉnh tốc độ
truyền…Và trong tic tăc, quầng mây mù biến mất cũng đột ngột như khi nó xuất
hiện. Tôi kinh hãi, toàn thân tê cứng. Đột nhiên, chiếc xe gắn máy của tôi lao
vút đi như một mũi tên trong khi đèn tín hiệu vẫn sáng ở ô số 0.Bên tai tôi ,
tiếng rít của Yến Ngọc như xé rách cả
màng nhĩ :
-
Đi mau!
Thật nhanh, tôi trấn tĩnh lại và đạp cần số, vặn ga tốc độ tối đa. Ai đó
có mặt trên đường lúc này hẳn sẽ rủa tôi rằng “ Bị ma đuổi sao mà chạy như điên
vậy?”mà không hề ngờ rằng câu rủa ấy với tôi lúc này hoàn toàn đúng. Hồn ma Yến
Ngọc đang đẩy đuổi chiếc xe do tôi cầm lái đến bệnh viện mà Tâm đang nằm để
điều trị…Tôi lao xe vào cổng cấp cứu của bệnh viện như một gã điên và gạt chống
vội vàng, nhảy xuống sân chạy lao vào quên cả rút chìa khóa, bất kể hai anh bảo
vệ của bệnh viện trợn tròn mắt chưa kịp phản ứng gì. Tôi vừa rút thẻ ngành ra
giơ cao trước mặt mọi người, vừa chạy đến bàn tiếp nhận bệnh nhân :
-
Bệnh nhân Hồ Quang Tâm nhập viện lúc hơn 22 giờ đang
nằm ở đâu? – tôi hỏi như quát.
-
Anh làm cái trò gì mà om sòm vậy?- Bác sĩ trực nhận
bệnh cũng quát lại tôi – Đây là nơi cứu chữa người chứ không phải nơi bắt
người.
-
Tôi chịu trách nhiệm việc này. Đưa tôi đến phòng bệnh
của ông ấy – Tôi cũng quát ngược lại để trả đũa
-
Còn phải hỏi sao? Khi nãy tôi trả lời điện thoại cho vợ
của ông ta rồi mà – bác sĩ trực dường như vẫn chưa chịu thua, cố chống chế.
-
Cái gì? – tôi như không còn tin được vào tai mình – vợ
nào của ông Tâm?
-
Lớn hay nhỏ thì chỉ có ổng biết, sao tôi biết được mà
hỏi?- bác sĩ trực càu nhàu.
-
Nhưng sao ông biết là vợ?- tôi vặn lại.
-
Chứ không phải là vợ thì còn có phụ nữ gọi đến bệnh viện lúc nửa đêm để hỏi có bệnh nhân nam
nào tên Hồ Quang Tâm mới nhập viện hay không để làm gì? – bác sĩ trực kết luận
dễ dàng như đang chẩn đoán bệnh cúm – Mấy bà lại toàn đi nhảy nhót vui chơi ở
đâu, bỏ mặc chồng ở nhà chứ còn gì nữa.
Tôi lạnh người. Xuân đang bị tạm giữ thì
chắc chắn không thể nào gọi điện thoại được. Kiểu hỏi thăm này chỉ có thể là
kiểu hỏi của ai đó biết Tâm đã nhập viện cấp cứu nhưng chưa rõ là ở bệnh viện
nào. Nhưng kẻ đó là ai?
-
Mau đưa tôi đến phòng bệnh của ông Tâm! – tôi nói như
hét .
-
Để làm gì? – bác sĩ trực chế giễu – Anh định hỏi cung
một người bất tỉnh chắc?
-
Để làm gì thì rồi anh sẽ biết. Dẫn tôi đến đó mau!
Có lẽ lúc ấy
vẻ mặt của tôi đáng sợ lắm nên mọi người đứng quanh bàn nhận bệnh đều tái mét
mặt mày và cái vẻ hung tợn ấy hóa ra lại gây được một ấn tượng khẩn cấp thích
hợp với không khí phòng trực cấp cứu về đêm…
-
Ngày mai, anh sẽ bị lột lon vì cản trở việc điều trị -
bác sĩ nhận bệnh vừa liếc qua cuốn sổ cái
tiếp nhận bệnh nhân, vừa cự nự, nhưng âm sắc đã bớt gay gắt.
-
Còn chút nữa thôi, nếu dẫn tôi đến chậm thì anh sẽ phải
ký vào biên bản kết luận tử vong và ra tòa về tội vô trách nhiệm. – tôi túm lấy
tay anh chàng bác sĩ trực, kéo ra khỏi cái bàn giấy mà anh ta đang nấp sau đó
như nấp sau một pháo đài vững chắc.
…. Căn phòng của Tâm nằm ở cuối dãy hồi sức cấp cứu phía bên cánh phải
bệnh viện, quay lưng ra sân sau, tiếp giáp với cổng dẫn ra nhà xác. Cậu trinh sát hình sự quận
được cắt cử bảo vệ bệnh nhân vẫn đang ngồi dựa vào bức vách đối diện cửa phòng
bệnh, nhưng trạng thái thì rõ ràng chẳng thú vị chút nào. Cậu chàng đang chat
chít hay chơi game trực tuyến với ai đó trên chiếc I phone của mình để giết
thời gian và đỡ buồn ngủ. Tất nhiên là tôi thông cảm với hoàn cảnh của cậu ta,
nhưng bảo là vui thì hoàn toàn không. Tôi vừa đưa thẻ ra, vừa hỏi :
-
Tôi là người phát hiện ra vụ ông Tâm. Ông ấy sao rồi?
-
Dạ … vẫn đang truyền dịch.- cậu chàng vừa che miệng
ngáp, vừa trả lời.
-
Từ lúc ông Tâm
nhập viện đến giờ, có ai vào đây không?
-
Dạ, có bác sĩ và hộ lý trực – cậu ta vừa đáp, vừa nhìn tôi
như thể gặp một người vừa chui từ dưới đất lên.
-
Bảo vệ nhân chứng mà sao lại ngồi ngoài này? – Tôi hỏi
vặn.
-
Tất nhiên phải ngồi ngoài – bác sĩ trực hấp háy mắt
nhìn tôi chế giễu – Vì đây là phòng hồi sức, cần đảm bảo tuyệt đối vô trùng.
-
Nếu bệnh nhân xảy ra biến chứng thì sao? – Tôi nhún
vai.
-
Mỗi bốn mươi lăm phút, y tá trực cấp cứu sẽ ghé vào
kiểm tra sức khỏe bệnh nhân – cậu trinh sát hình sự trả lời tôi gọn lỏn mà
không thèm dạ thưa hay đệm vào ngôi thứ xưng hô.
-
Mở cửa phòng , tôi
muốn xem tình trạng lúc này của ông Tâm ! – Tôi ra lệnh mà không quên nhấn
mạnh đoạn cuối của câu.
-
Ừ. Để cho anh chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối – bác sĩ
trực mở cửa phòng với sự hài lòng đầy ác ý. Tôi chỉ cần hai bước dài để lao qua khe cửa và đến giường
bệnh.
Tâm vẫn bất tỉnh, nhưng toàn thân ông ta đang co giật liên hồi. Bàn tay
ghim kim truyền dịch của anh ta đang sưng tím lên. Tôi ngước nhìn lên bình dịch
truyền và suýt ngất đi…Dịch truyền trong ống cứ liên tục chảy vào ống dẫn như
dòng nước chảy từ vòi khóa chưa chặt. Tôi rít lên :
-
Các anh truyền
dịch kiểu gì vậy hả?
Bác sĩ trực tái mét mặt mày, liếc nhìn bảng y lệnh treo ở đầu giường bệnh
của Tâm rồi nhanh như cắt lấy tay khóa ống truyền dịch, thét lên :
-
Chuyển bệnh nhân ra cấp cứu, mau!
Trong lúc mấy bác sĩ y tá đang nháo nhào đẩy giường bệnh của Tâm ra khu
cấp cứu, tôi liếc nhìn toàn bộ căn phòng…Cánh cửa mở ra sân sau vẫn đóng. Lá
sách ở bốn ô cửa sổ vẫn nguyên vẹn.Nhưng khi tôi đẩy mạnh vào từng ô thì khung lá sách ở ô cửa sổ thứ hai
đã rời ra ngoài. Nghĩa là đã có kẻ nạy khung lá sách cửa sổ để trèo qua
đó…Tôi hất hàm về phía ô cửa sổ trống
trơn nọ và nói đầy cay độc với cậu trinh sát hình sự trực bảo vệ Tâm :
-
Lẽ ra cậu phải tắm rửa sạch sẽ và cạo lông toàn thân để
đảm bảo vô trùng mà vào ngồi ở đây với bệnh nhân.Cậu bảo vệ nhân chứng hay bảo
vệ nguyên tắc của bệnh viện vậy?
… Một giờ sau, bác sĩ trực thống báo nhờ cấp cứu kịp nên tính mạng Tâm
tạm thời đã qua cơn nguy kịch vì bị sốc dịch truyền.Đúng là có kẻ đã điều chỉnh
tốc độ truyền dịch cho Tâm từ 10 – 15 giọt/ phút theo y lệnh lên 80 – 120 giọt/
phút gây sốc dịch truyền suýt dẫn đến tử vong.Và thời điểm xảy ra chuyện đó chỉ
trong khoảng nửa giờ đến 15 phút trước
khi tôi xộc vào đòi kiểm tra bệnh trạng của Tâm.
Tôi không tin có hồn ma nào làm việc này, bởi ma thì không cần nạy khung
lá sách cửa sổ cũng có thể vào phòng bệnh được.
Tôi xác định có kẻ nào đó đã làm việc này.
Xuân đang bị tạm giữ hành chánh và khó tin là anh chàng Hướng cho phép bà
ta dung dăng dung dẻ đến đây gây ra vụ này để rồi trở về nhà tạm giữ công an
quận.
Gã tài xế riêng của Tâm là Đặng Văn Thân
giờ đây đã chết, nhưng khả năng kết luận gã tự tử giờ khó mà đứng vững.
Trong vụ này, còn một kẻ thứ ba. Kẻ duy nhất chưa lộ mặt và cái chết của
Tâm rất cần thiết để cho cuộc điều tra bế tắc khi chỉ còn có mỗi lời khai của
Xuân.Hắn còn giấu mặt nhưng dấu vết của hắn đã xuất hiện rất gần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét