6.
Đại tá Đỗ Mậu đẩy sang cho người phụ
tá của mình mấy tờ báo Tự Do, Tiếng Chuông, Bình Minh với vẻ lãnh đạm :
- Ông phụ tá có thấy gì lạ không?
Tòng
sự dưới quyền Đỗ Mậu đã hai năm, Thúy không lạ gì phương pháp bắt nọn này của
thượng cấp. Có lần, Ngô Đình Nhu hỏi “
Anh nghĩ gì về hành xử với người chung quanh của đại tá Đỗ Mậu?”, Thúy đáp “ Đại
tá Mậu rất tinh tế” và nhận được một trận
cười của Nhu “ Ý anh là tinh tường trong quan sát và tế nhị trong trò
chuyện hỉ? Tôi thì thấy ông Mậu còn hơn thế nữa kìa. Tinh quái – nói rứa mới
đúng về ông ta. Cần nói thực rằng dù ông ta được tổng thống quý trọng như em
cháu trong nhà, tôi vẫn thấy ông Mậu có những nét của Canaris[1]
” Thúy không cần kể lại điều ấy với Mậu vì biết đại tá giám đốc Nha An ninh
quân đội vốn không hạp với ông cố vấn chính trị bào đệ của tổng thống, nhưng
chính nhờ lời nhận xét của Nhu mà Thúy giữ được sự an toàn của mình tại nơi
này. Ở bên Đỗ Mậu, Thúy luôn ý thức được mình ở bên cạnh một đối thủ cực kỳ
nguy hiểm. Là một phần tử dân tộc chủ nghĩa điển hình với
tâm lý phức tạp,
từng là viên đội hầu cận Diệm thuở còn mũ cao áo dài của triều đình Huế, nhưng
lại mau chóng tiếp xúc với chủ thuyết tam dân của Tôn Dật Tiên và
tham gia vào Hội Cường Để[2], tham gia Việt
Minh khởi nghĩa cướp chính quyền nhưng lại quay về phục vụ quân đội quốc gia của
Bảo Đại chỉ ngay sau khi Pháp tuyên bố trả độc lập lại cho chính quyền Việt Nam
sau hiệp ước Hạ Long, luôn ý thức cực đoan về vai trò cá nhân trong quan hệ gia
đình – tổ quốc, không xu nịnh bợ đỡ, không rượu chè trác táng, thích đọc và
nghiền ngẫm Phật pháp…Đỗ Mậu luôn thể hiện vai trò gương mẫu của người đã từng
đề đạt khẩu hiệu “ Huynh đệ chi binh” cho quân đội Sài Gòn và cũng vì thế, ông
ta chính là ông thần bảo vệ cho chế độ Diệm trong quân đội và là kẻ thù cực kỳ
nguy hiểm với cách mạng miền Nam trong từng giờ, từng phút…Cho nên Thúy không
thể nào trả lời ngay được với câu hỏi mang tính dọ xét của thượng cấp khi chưa
xác định được ẩn ý đằng sau nó. Thúy vừa liếc những dòng tít lớn của trang đầu
mấy tờ báo vừa cười ngượng ngùng :
- Đại tá thứ lỗi. Sáng nay tôi chưa kịp
đọc báo…
Đỗ Mậu bật cười, vẻ không vui :
- Ra thế. Ông đọc đi… cùng một vụ thôi.
Sự mất tích của nhà buôn châu báu Đỗ Toàn ấy mà…
À…Vụ
mất tích của Đỗ Toàn thì vào buổi sáng, lúc ngồi uống cà phê với bác sĩ Tuyến ở
Givral gần trụ sở Hạ nghị viện, Thúy có nghe bàn tán về việc này. Theo tin báo
của người thư ký thì vào buổi sáng ngày 21 tháng 12, ông chủ Đỗ Toàn đã không đến
hãng buôn Kim Châu vào lúc 10 giờ như thường lệ. Vào lúc 11 giờ trưa, người làm
công gọi điện thoại về nhà riêng của Đỗ Toàn tại Phú Nhuận thì người giúp việc
nhà báo lại rằng ông chủ không về nhà từ tối hôm qua. Lo cho ông chủ gặp bất trắc,
viên thư ký đã báo cho cảnh sát quận Nhì…Cảnh sát mở cuộc điều tra và loại trừ
nguyên nhân mất tích do tai nạn giao thông hay cướp giật… Thúy cũng có nghe mấy
ký giả đùa với nhau rằng dạng người chết nhát như Đỗ Toàn thì chắc không dám
đóng cửa hãng buôn để đi dự lễ Mặt trận của cộng sản, nên chỉ có thể tự ý mất
tích để trốn nợ ngân hàng… Tuyến thì tắc lưỡi cho rằng có khả năng đây là vụ bắt
cóc tống tiền do làm ăn không sòng phẳng giữa con buôn châu báu với nhau…
- Trình đại tá – Lê Thúy thở phào nhẹ
nhõm – Vụ việc này …thuần túy thuộc về chức trách của cảnh sát tư pháp.
- Tôi mong ông nói đúng – Đỗ Mậu thở
dài.
- Vì sao, thưa đại tá? – Thúy ngạc nhiên
khi thấy nét buồn thực sự hiện lên trên gương mặt thượng cấp.
- Vì nếu đúng là việc của cảnh sát tư
pháp thì nguyên nhân mất tích của Đỗ
Toàn không can dự chi đến chuyên môn của ông ta – Đỗ Mậu khép mi mắt lại như
đang liên tưởng đến một điều gì đó – Như vậy thì tôi và ông mới thấy thanh thản
chút nào đó.
- Xin lỗi đại tá – Thúy xếp lại mấy tờ
báo và đặt lại lên bàn của thượng cấp – Tôi không hiểu được lời của đại tá vừa
rồi. Chuyên môn gì của ông ta và liên can gì đến tôi và đại tá? Chẳng lẽ Đỗ
Toàn có liên can đến các nhân sĩ tham gia cuộc binh biến vừa rồi?
Nhắc
đến cuộc binh biến của Dù và Biệt động quân, Thúy cố ý đấm vào huyệt của thượng
cấp khi gián tiếp gợi nhớ lại sự tham gia của cả hai – điều mà Đỗ Mậu đang e sợ,
khi mật vụ của Dương Văn Hiếu đang sục sạo và bắt bớ điên cuồng với những ai bị
cáo giác có liên quan.
Đỗ
Mậu mở mắt ra, thở dài mệt nhọc :
- Cuộc binh biến vừa rồi thì không… Nhưng
với những gì sau đó thì…có thể. Bởi Đỗ Toàn là nhà buôn chuyên về đồ cổ và châu
báu Nhật Bản. Ông phụ tá quên mất con kỳ lân ngọc đỏ mà chính ông đã nộp cho
ông cố vấn hay sao…
Thúy
sững người. Thì ra Đỗ Mậu đang liên tưởng đến tượng kỳ lân nọ.
- Nhưng bác sĩ Tuyến đã điều tra và khẳng
định con kỳ lân nọ tuy đúng là của Térauchi nhưng… chẳng có dấu hiệu gì liên
quan đến tình báo ngoại quốc…và…cuộc binh biến…- Thúy mau chóng lên tiếng, như
để trấn an bản thân hơn là phản bác lại Đỗ Mậu…
- Thì tôi cũng chỉ… suy nghĩ vẩn vơ thế
thôi mà – Đỗ Mậu vừa chậm rãi gật đầu, vừa đáp lại với thái độ chia sẻ - Mong
sao…
Tiếng chuông điện thoại vang lên cắt đứt lời tự sự của
vị giám đốc Nha An ninh quân đội. Đỗ Mậu cau mày nhấc máy… Gương mặt của Mậu chợt
rắn lại, đôi mắt thoáng nét kinh hoàng nhưng ngay lập tức trở lại vẻ hiền lành
mọi khi. Đỗ Mậu nói gọn :
-
Được rồi. Ông phụ tá sẽ xuống ngay.
Đỗ Mậu gác máy, nhìn Thúy ngao ngán :
-
Ông xuống chỗ ông Thăng[3] thẩm
xét vụ việc rồi về báo trình lại cho tôi lúc đầu giờ chiều nhé. Ông Hải sẽ cùng
đi với ông…
-
Xin lỗi đại tá – Thúy ngạc nhiên – Tôi phải thẩm xét vụ
việc gì để báo trình ạ?
-
Giám định tử thi – Đỗ Mậu rầu rĩ – Người nhái hải quân ở Tân Cảng phát hiện ra một
tử thi bị cột đá vào cổ dìm dưới sông Sài Gòn. Hy vọng đó không phải là quân
nhân…
Lê Thúy hiểu được ý nghĩa sâu xa trong lời nói của thượng
cấp. Đỗ Mậu muốn nhắc lại việc 47 quân phạm đang bị câu lưu điều tra sau cuộc
binh biến nhằm cột trách nhiệm của anh với vụ việc đó. Nhưng chẳng phải Nhu đã
giải tỏa điều ấy với Mậu rồi sao…Vị tất thi thể này liên quan đến chuyện thanh
trừng trong quân đội, nhưng trách nhiệm điều tra ban đầu với án mạng trong khu
vực quân vụ quản lý là điều không bàn cãi ở đây. Thúy đứng nghiêm chào và rời
khỏi phòng giám đốc. Đại úy Hải, trưởng phòng sưu tầm đã chờ anh ngoài xe Jeep…
… Một giờ sau, Thúy cùng đại úy Thăng đã có bản khám
nghiệm chi tiết với thi thể vừa được phát hiện. Dù tử thi không mang theo
giấy tờ tùy thân, mặt bị
đập nát bằng
xích xe máy, mười đầu ngón tay đã bị chặt mất lóng tay đầu, nhưng trong giày của
nạn nhân, dưới lớp tất vẫn còn một tấm danh thiếp của hiệu buôn châu báu cổ vật
Kim Châu
do Đỗ Toàn làm chủ. Mặt sau tấm danh thiếp nọ có ghi một chuỗi
năm chữ số và Thúy không lạ gì năm chữ số ấy. Đó là số điện thoại bàn làm việc
của ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu trong dinh Độc Lập…
*
* * *
Thông tin từ
Đài Loan đã nói rõ tấm bản đồ mà Lệ Thy đang giữ được mua lại từ người mang tên
Marcel Phan Lê vào năm 1952 với giả định vùng biển bị giới hạn trong diện tích con
dấu mang hình bông cúc 14 cánh là khu vực mà đoàn tàu chở hàng của Nhật bị chìm
trong chiến tranh Thái Bình Dương. Thượng cấp cũng đã cho phép Lệ Thy thực hiện
việc tiếp cận quan chức Nam Việt như cô ta yêu cầu, kèm dấu hiệu ba dấu than để
trả lời cho ba dấu lửng[4].
Điều đó có nghĩa là Lệ Thy được phép sử dụng tất cả mọi điều kiện của tòa đại sứ
Đài Loan ở Sài Gòn để giải quyết vụ việc…Lệ Thy nhún vai. Nghe về các điều kiện
thì hấp dẫn hệt như thắng lợi đã cầm chắc trong tay, nhưng nhìn lại thì thấy
bàn tay mình vẫn trắng trơn vì kết quả vẫn nằm ngoài tầm với tới… Về việc thiết
lập quan hệ với giới chức Nam Việt, lâu nay với bình phong hoạt động là ký giả
Minh Báo Đài Loan, Lệ Thy đã có sẵn và giờ đây cô ta sẽ tiến lại gần con kỳ lân
ngọc đỏ nọ bằng cách sử dụng tấm bản đồ làm mồi nhử, điều cấp bách lúc này là
xác định đối tượng cần tiếp xúc. Qua đại úy Hải, trưởng phòng sưu tầm của Nha
An ninh quân đội, Lệ Thy chọn đại úy Lê Thúy – phụ tá của Đỗ Mậu để làm đích nhắm.
“ Khi viết tắt bằng mẫu tự Latin thì tên của mình ( dù là tên giả) và tên anh
ta viết giống hệt nhau” – Ý nghĩ khôi hài nọ thoáng qua đầu Lệ Thy – “ Nhưng đó
không phải nguyên nhân chính của quyết định chọn lựa. Mình tiếp cận Lê Thúy vì
mấy lý do : Thứ nhất, anh ta là phụ tá phụ trách quan hệ thông tin với các cơ
quan thông tin cũng như những cơ quan quyền lực khác của Việt Nam cộng hòa, nên
quan hệ giữa mình và anh ta có thể nép dưới bình phong là quan hệ giữa một ký
giả ngoại quốc với người có chức trách thông tin. Thứ hai, nếu như con kỳ lân nọ
thực sự mang theo một bí mật đáng giá , thì với tư cách là người đã trao nó cho
Ngô Đình Nhu, Lê Thúy hẳn phải hiểu là
sinh mạng mình đã phụ thuộc vào bí mật ấy. Yếu tố này sẽ khiến Lê Thúy dễ dàng
tham gia hợp tác với mình hơn. Ai lại không muốn có một lối thoát dự phòng khi
cấp biến chứ, thỏ khôn phải có ba ngách hang kia mà”. Sáng nay, khi nghe tin từ
chủ nhà thuốc Kim Sinh báo về sự mất tích của Đỗ Toàn, Lệ Thy cảm thấy mình đã
có lựa chọn đúng và nếu như không có sự xuất hiện của ông trùm mật vụ Trần Kim
Tuyến thì Lệ Thy đã có câu chuyện làm quen với Lê Thúy ngay trong lúc anh ta uống
cà phê tại Givral. Dù sao thì vẫn chưa phải là quá muộn, vẫn còn kịp cho cái hẹn
lãng mạn đêm Giáng sinh này, vấn đề là tìm ra cái cớ cho điều ấy … Điện thoại
réo, Lệ Thy liếc đồng hồ. Kém mười lăm phút nữa là mười hai giờ trưa ngày 24
tháng 12, “Có lẽ đại úy Hải muốn báo cho
mình kết quả việc sắp xếp một bữa ăn trưa với Lê Thúy” – Lệ Thy thầm nghĩ và nhấc
máy…
-
A lô. Văn phòng đại diện Minh Báo Đài Loan xin nghe…
-
Bà vẫn giữ ý định mời tôi bữa trưa chứ? – Giọng Hải
vang lên trong ống nghe…
-
Vâng…- Lệ Thy hơi ngần ngừ. Câu nói này mang ý nghĩa rằng
“ Lê Thúy sẽ không có mặt”, bởi nếu như sắp xếp được cuộc gặp mặt ba người như
Lệ Thy đề nghị thì câu của Hải sẽ là “ Tôi mời bà bữa trưa có được không?”.
-
Vậy tôi đợi bà ở Bát Đạt lúc 12 giờ 30 – Hải cúp máy
ngay sau khi nói xong.
Lệ Thy cắn nhẹ môi rồi mau chóng thu xếp lại các tài
liệu rồi đi gặp Hải. Rõ ràng viên đại úy ấy có điều gì đó cần thông báo với cô
ta. Là một sĩ quan mẫn cán và liêm chính, Hải chỉ có cách “ kiếm thêm” thu nhập
cho gia đình bằng cách làm thông tín viên cho báo chí ngoại quốc. Những thông
tin của Hải cung cấp tuy không thuộc dạng tin tức tình báo có liên quan đến an
ninh quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhưng đều thuộc loại “ nóng hổi” và đảm bảo
chính xác 100% do luôn đi kèm văn bản thuyết minh và có lúc Lệ Thy phải ngờ vực
rằng chính Đỗ Mậu đã trao cho Hải những văn bản ấy để chuyển cho báo chí. Để
xem lần này là thứ tài liệu, tin tức gì…
*
* * *
Ông chủ
Vương Hùng cúi rạp người chào chủ sự mới của văn phòng thương mại Đông Kinh đáo
nhiệm với cảm giác chua xót. Bởi sự có mặt của người ấy đồng nghĩa với việc ông
không còn được tín nhiệm. Cả đời phục vụ
cho lý tưởng của đế quốc mặt trời mọc, gia nhập nhóm tình báo Mai[5] từ
năm hai mươi tuổi, khi còn là chàng trai Y Đằng Phụng Văn[6] đến
khi trở thành thương gia Vương Hùng nghiệp chủ hãng tàu thủy Tam Long ở Sài
Gòn, ông đã từng là người mua ve chai, người bán đậu hũ… chịu đựng lắm đắng cay
nghịch cảnh với bình phong hoạt động của mình, vậy mà chưa bao giờ thấy tủi nhục
như hôm nay, khi phải trao lại nhiệm vụ đang thực hiện dở dang và tự đặt mình dưới quyền điều khiển của người
khác. Mà người đó lại là một cô gái trẻ chưa đến ba mươi…
-
Mời ông ngồi – Cô gái nọ lên tiếng.
-
Xin vâng – Vương Hùng cúi chào lần nữa rồi ngồi vào ghế
salon .
-
Ông hãy thông tin lại về việc truy tìm con kỳ lân nọ.
-
Thưa…Tôi đã làm tất cả mọi việc có thể. Từ thông báo của
thượng cấp, tôi đã liên hệ với Đỗ Toàn để nhờ tìm kiếm…
-
Tại sao lại là ông ta?
-
Thưa… Vì cả Sài Gòn đều biết ông ta là người chuyên về
châu ngọc và đồ cổ Nhật Bản. Thế nào nhà chức trách Sài Gòn cũng sẽ vời ông ta
đến để xem xét con kỳ lân ấy một khi đã xác định được nguồn gốc của nó. Nhờ ông
ta, có thể mua lại một cách êm thắm. Chỉ tiếc là ông ta đã biệt tích…
-
Ý ông muốn nói đến vị thương gia châu ngọc bị mất tích
mà báo chí nói đến sáng nay? Ông có nghĩ rằng vụ mất tích ấy liên quan đến con
kỳ lân nọ không?
-
Vâng. Tôi tin như vậy, vì vào lúc 10 giờ 15 đêm 20
tháng 12, ông ấy còn gọi điện thoại cho tôi báo tin đã tìm thấy hàng như tôi
yêu cầu và sáng hôm sau sẽ mời tôi đến xem để định giá…
-
Ông đã đi đúng hướng. Tiếc là… quá chậm – Cô gái có vẻ
buồn.
-
Thưa cô…Xin hãy làm người trong cuộc để phán xét –
Vương Hùng lịch thiệp đáp lại với vẻ kính trọng nhưng vô cảm – Công việc của tổ
quốc trao cho tôi tại đây đâu chỉ có mỗi con lân thất lạc kia.
-
Tất nhiên, nên xin ông hãy cứ thi hành trọng trách của
mình. Riêng về con lân ấy, tôi sẽ thay ông gánh vác nhiệm vụ của người trong cuộc.
Tôi có mặt ở Sài Gòn này chỉ vì điều ấy. Với tôi, thu hồi con lân vừa là trách
nhiệm với lợi ích quốc gia, vừa là bổn phận với gia đình… - cô gái nói với vẻ
kiêu hãnh.
-
Bổn phận với gia đình? – Vương Hùng nhăn trán vẻ khó
hiểu.
-
Phải – Cô gái rút ra một tấm danh thiếp từ chiếc hộp đựng
bằng sơn mài và trao cho Vương Hùng – Tôi là Nhất Mỹ Trực Mâu[7]
Vương Hùng giật mình, đứng bật dậy khi nhìn họ của cô
gái viết bằng tiếng Nhật. Thì ra đây là hậu duệ của Sanki Seikou ( Cần Trì Trực
Mâu) – người đã tạo tác con kỳ lân ngọc thất lạc… Vương Hùng lại một lần nữa
cúi chào Nhất Mỹ khi nhận ra dấu hiệu hoa cúc 14 cánh trên nắp chiếc hộp sơn
mài đựng danh thiếp của cô ta…
[1] Đại tá quân đội Đức quốc xã, được Hitler phong
đô đốc – Cục trưởng Cục Tình báo quân sự Đức Quốc Xã, tham gia âm mưu ám sát
Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, bị Gestapo hành quyết đầu năm 1945.
[5] Bốn đơn vị tình báo được thành lập từ đầu thế kỷ
20 tại khu vực Đông Á nhằm phục vụ lợi ích của đế quốc Nhật được mang tên Mai,
Lan, Trúc, Cúc. Nhóm Mai là nhóm tình báo chiến lược với nhiệm vụ tổ chức lực
lượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét