Hai
Hệt như
trên sân khấu kịch.
Tôi vừa
chồm đứng lên thì trời đổ mưa. Cơn mưa khó chịu muộn mằn cứ như nghiêng cả bầu
trời trút xuống…Nước chảy loang loáng trên đường, phập phồng bong bóng và chỉ
trong vài phút đã cuộn thành dòng… Mưa lớn, lại vào giờ triều cường mới thảm
chứ? Cứ hình dung cảnh người xe tắc nghẽn nơi chân cầu Sài Gòn trong mươi, mười
lăm phút nữa mà rầu… Tôi tắc lưỡi, ngồi lại xuống bên bàn cà phê, dưới chiếc dù
che tán rộng…Kim Su My nhìn tôi áy ngại :
- Chắc
ông đang có việc gấp?
- Gấp gì
thì cũng đã chậm hơn thời tiết – tôi cười nhẹ để trấn an nữ tác giả, mà thật sự
thì đang muốn ngồi lại để tự trấn an mình.
Rõ ràng
tôi vừa thấy cô gái trong tấm ảnh…
Phạm Tuyết Mai.
Nhưng cô
ta đâu rồi?
Cứ như
đã tan biến trong màn mưa trút xuống bên ngoài vòng rào quán cà phê.
Hay đó chỉ
là ảo giác do tôi mãi suy nghĩ về tấm ảnh mà bây giờ đang nằm trong cặp hồ sơ?
- Nước
sẽ ngập đường và xe ô tô của bà sẽ bị kẹt lại đấy – tôi nhún vai, nói với Kim
Su My – Có vẻ chương trình dạo đêm thành phố của bà sẽ thay bằng thưởng thức cà
phê trong mưa?
- Cũng
tốt thôi – Kim Su My bật cười – Chúng ta nên lạc quan trước những chướng ngại
trong cuộc sống. Khi gặp trắc trở ngoài ý mình, khiến phải thay đổi hành động
dự kiến, tôi vẫn tự nhủ “ Cũng tốt thôi”
- Bà vẫn
lạc quan như vậy kể cả khi bị chính quyền quân sự bắt giam sao? – tôi đùa.
- Vâng.
Vẫn còn hơn là được tự do để rồi nhận một cái chết ám muội vô duyên cớ.
- Vậy
lúc biết hồ sơ “ Phượng Hoàng Lửa” bị mất, bà cũng tự nhủ mình thế sao?
- Vâng.
Vì phải thực hiện thủ đoạn đó với tôi thì tôi biết giới quân sự đang sợ mình và
vô tình khẳng định điều tôi ngờ vực về thảm kịch đó là chính xác.
- Nhưng
bà buồn chứ? – tôi hoài nghi.
- Có ai
vui khi gặp chuyện trái ý mình đâu? – Kim Su My cười khanh khách. Nhưng sau
chuỗi cười, nữ tác giả lại hạ giọng xuống – Lạc quan và tếu khác nhau nhiều,
ông An ạ. Lạc quan là tin vào điều tốt đẹp dù ở tương lai xa xăm nhưng tất sẽ
đến. Tếu là pha trò vui cho một thực tại ngắn ngủi.
- Tôi
thích tếu hơn – tôi chép miệng, dõi mắt nhìn theo những dòng nước trôi từ tán
chiếc dù che đổ xuống sau lưng ghế Kim Su My.
- Điều
đó thích hợp với những người đang hạnh phúc với cuộc sống gia đình – Kim Su My
gật đầu, vừa tán đồng, vừa nhận xét với ý thăm dò.
- Sao bà
biết tôi hạnh phúc với cuộc sống gia đình? – tôi ngạc nhiên.
- Vì ông
không ngại trả tiền cà phê cho một người mới gặp như tôi, nhưng lại chọn xe
buýt để làm phương tiện về nhà và nãy giờ luôn chú ý vấn đề thời gian – Kim Su
My cười với vẻ sành sõi – Điều đó giúp tôi nhận thấy ông là một công chức tiết
kiệm. Và ở tuổi như ông, người ta chỉ tiết kiệm vì cuộc sống gia đình.
- Vậy
phải chăng bà không hạnh phúc?
- Tôi
hạnh phúc với công việc làm báo điều tra. Tôi cũng có chồng, có con… Nhưng sau
khi tôi bị bắt sau loạt bài ủng hộ sinh viên trong chính biến Quang Du, chồng
tôi đã buộc tôi phải lựa chọn giữa gia đình và sự nghiệp. Tôi chọn cái thứ hai
và …anh ấy giữ quyền nuôi con cho đến khi cháu trưởng thành. Còn tôi có sự
thành công và một kệ sách dầy hơn hai mươi tựa mang tên mình là tác giả
Nhìn
người phụ nữ mạnh mẽ trước mặt mình, tôi thoáng nhớ đến Bích Loan- cô bạn bác
sĩ đồng hương ngày xưa. Giữa hai người phụ nữ sao lại có một công thức bất hạnh
gần nhau đến thế? Có vẻ phụ nữ vốn đã phải chịu một bất công vô hình từ quan
niệm xã hội đối với họ ngay từ khi mới được sinh ra… Kim Su My thở dài, rồi lại
cười :
- Thôi.
Tôi sẽ không làm ông mất thời gian đâu. Tôi sẽ tóm tắt cho ông cuộc điều tra
của tôi về kế hoạch “ Phượng Hoàng Lửa”. Chuyện là thế này. Hồi năm 1995, khi
ấy tôi 41 tuổi và đang làm việc cho AP thì được đồng nghiệp báo Mặt Trời Hán
Thành rỉ tai cho hay một vụ kiện thưa lạ. Ông Lee Tak –hwan kiện hãng bảo hiểm
Phú Hàn không chịu bán bảo hiểm cho ông ta với lý do là ông ta đã chết từ ngày
31 tháng 8 năm 1983 trong vụ máy bay của Hãng Hàng không Hàn Quốc Korean Airlines
bị bắn rơi trên vùng trời Sakhalin của Liên Xô cũ. Bảo hiểm Phú Hàn có cái lý
của họ, bởi người đã chết từ 12 năm trước thì sao có thể sống mà đi mua bảo
hiểm cho mình. Còn ông Lee Tak-hwan lại khăng khăng khẳng định là mình không đi
trên chuyến bay đó. Thế là tôi vào cuộc điều tra và phát hiện ra một màn kịch
động trời giữa cơ quan tình báo Mỹ - Hàn quốc. Tôi lục tìm tư liệu báo chí cũ
và thấy các thông tin lên án Liên Xô đã bắn rơi máy bay Boeing 747 số hiệu
55719, của Hãng Hàng không Hàn Quốc Korean Airlines ngày 31 tháng 8 năm 1983
chỉ vì “ máy bay này đã nạp nhầm dữ liệu tọa độ” nên mới bay lạc vào không phận
Liên Xô. Hành vi này đã làm thiệt mạng 269 hành khách dân sự trên chuyến bay số
hiệu 1490. Tất nhiên phía Liên Xô đã dẫn các tư liệu về việc máy bay này xâm
nhập lãnh thổ họ theo một không trình trước đó kéo dài hơn hai giờ rưỡi đồng hồ
mà không chịu hạ cánh khi khu trục cơ Liên Xô ra lệnh, nên mới bị bắn hạ. Dù
đúng về lý nhưng về dư luận thì Liên Xô bị tổn thất nặng nề….
Kim Su
My dừng lời, nhoẻn cười cảm ơn tách trà nóng mà cô phục vụ Saigon Concert mang
đến và nhấp một ngụm nhỏ…
- Theo
bà nói thì ông Lee Tak-hwan nào đó chính là khách đi chuyến bay 1490 bị bắn hạ?
– tôi hỏi theo một hướng phán đoán.
- Theo
danh sách khách lên máy bay tại cảng hàng không Anchorage- Alaska thì đúng vậy!
- Và máy
bay Boeing 747 chở ông ta bị bắn hạ và xác nhận toàn bộ hành khách tử vong,
nhưng ông ta vẫn sống nhăn? – Tôi cười – Vậy thì ông ta hẳn là người rất … đặc
biệt?
- Nếu ở
khía cạnh là người đầu tiên sau chúa Jesus được ghi nhận là sống lại sau khi đã
chết thì đúng thế - Kim Su My cười theo – Vấn đề là máy bay của ông ta đâu có
bị không quân Xô Viết bắn rơi bao giờ.
- Vậy
giải thích thế nào về chiếc Boeing 747 đã bị bắn rơi?
- Đó là
một chiếc Boeing 747 do thám, được sơn phết bên ngoài giống hệt chiếc 747 của
Korean Airlines và cũng mang số hiệu 55719, nhưng nó thuộc về CIA và cũng xuất
phát từ sân bay quân sự Anchorage- Alaska…- Kim Su My cười cay đắng – Đó là lý
do cơ trưởng chiếc máy bay đó thà để bị bắn rơi chứ không hạ cánh xuống một sân
bay Xô Viết nào, vì các thiết bị do thám trên máy bay sẽ bị phát hiện ngay.
- Còn
269 hành khách trên chuyến bay 1490?
- Chuyến
bay của họ bị hoãn đến hơn 40 phút mới khởi hành. Khi chiếc máy bay do thám
ngụy trang máy bay họ bị bắn rơi, họ đã hạ cánh ở sân bay Okinawa Nhật Bản vì
lý do trục trặc kỹ thuật và bị buộc cấm
cố trong khu vực quân sự hơn 4 ngày. Sau đó, họ được bồi thường tiền vé, tiền
di chuyển rồi…về nhà bằng những phương tiện khác với cam kết giữ bí mật về những
gì bất thường đã xảy ra với mình. Bởi vì 90% khách trong chuyến bay 1490 hành
trình Anchorage – Seoul là người Nhật nên chẳng mấy ai buồn lên tiếng về việc
này…
- Và bà
lại tình cờ khui ra chuyện ấy?
- Đó là
nghề của tôi – Kim Su My nhún vai.
- Thế
rồi hồ sơ điều tra biến mất cùng với sự mất tích của Phạm Tuyết Mai?
- Vâng.
Nhưng tôi gặp ông là vì cô ấy…
- Tôi
hiểu. Tôi…xin cố gắng. nhưng tôi sẽ báo kết quả cho bà như thế nào? – tôi e
ngại.
Kim Su
My nheo mắt :
- Chẳng
lẽ ông không nhận quyển sách tặng của tôi trong túi quà tặng khách dự họp báo?
- Có
chứ. Sao bà phải hỏi vậy?
- Vì ở
bìa gấp cuối sách, có số điện thoại cũng như địa chỉ email của tôi.
Tôi phì
cười : - Ra thế. Xin lỗi bà. Từ đầu buổi họp báo đến giờ, tôi chỉ quan tâm mỗi
cái bìa và phần giới thiệu tác giả.
- Ông
tin sẽ tìm được giúp tôi chứ?
- Tôi
tin. Cô ấy sẽ giúp chúng ta tìm ra… - tôi buột miệng.
- Cô ấy?
– Kim Su My ngạc nhiên.
Tôi nhận
ra là mình vô ý khi đi đến kết luận vừa rồi một cách quá sớm sủa.
Nhưng có
lẽ tôi không lầm.
Bởi vì
tôi lại thấy Phạm Tuyết Mai…
Cô ta
đang đứng ngay ngoài vòng rào sơn trắng của quán cà phê…
Ngay bên
cạnh chiếc xe ô tô vừa dừng lại.
Kim Su
My liếc theo hướng tôi nhìn, và reo lên :
- Xe của
công ty sách Kwang Nam đến đón tôi kìa.
Bà ta
đứng dậy và bước đi với cái vẻ nhanh nhẹn hiếm thấy của phụ nữ tuổi gần sáu
mươi về hướng chiếc xe nọ mới dừng…
Tôi bước
theo sau, cố tránh những dòng nước từ tán dù đang ton ton chảy xuống nóc xe…
- Ông
An! Xin mời ông…- Một giọng nữ khe khẻ vang bên tai tôi, ngay khi cánh cửa sau
của xe mở ra
Tôi giật
bắn mình.
Không
phải là ảo giác.
Phạm
Tuyết Mai đang giữ cánh cửa xe cho tôi len vào băng ghế sau.
- Ông
An. Xin mời ông – Giờ tôi mới nghe thấy
tiếng Kim Su My vang lên từ phía trên ghế trước.
- Ông
đưa tôi về nhà nhé? – Tôi nghe giọng nữ nọ khẩn khoản.
Và ánh
mắt Tuyết Mai nhìn như cầu khẩn, van lơn…
Tôi gật
đầu nhẹ.
Dù chưa
hiểu lắm điều mình vừa cảm nhận được từ cô ta…
Với một
hồn ma, thì đâu mới là nhà ?
Vẫn
giọng nữ nhẹ nhàng bí hiểm nọ vẳng bên tai tôi, khắc vào trí tôi:
- Ông làm
ơn đến cao ốc văn phòng Việt – Hàn giúp tôi với... Tầng 2, khu mua sắm hàng
Halloween …
- Ông
cần đến đâu? – tiếng Kim Su My vang lên.
- Tôi…-
tôi có hơi bối rối – Nếu được, xin bà cho tôi xuống trước cao ốc Việt – Hàn?
- Góc
đường Điện Biên Phủ và Duy Tân phải không ạ? – Người lái xe hỏi lại.
- Tôi
ngỡ ông phải về nhà? – Kim Su My ngạc nhiên.
- Vâng,
nhưng tôi muốn mua vài thứ đồ chơi Halloween cho bé gái ở nhà…- Tôi nói dối mà
trong bụng hồi hộp với suy nghĩ “ Hồn ma Tuyết Mai cần gì mà lại muốn mình đến
nơi đó?”
- Quả là
một quý ông – Kim Su My nhận xét với vẻ thú vị, hệt như vừa tìm ra một manh mối
điều tra mới.
Tôi cười
gượng gạo, bởi nhận xét của nữ tác giả có hơi quá đáng đối với tôi.
Vì bé Na
và gia đình nhỏ của tôi hoàn toàn xa lạ với lễ hội du nhập từ Tây Phương này.
Nhưng
nếu định nghĩa “ quý ông” là người sẵn sàng giúp đỡ phụ nữ thì…hoàn toàn có
thể, với tôi chỉ cần thêm mấy chữ “ bị thần hòa bệnh” vào sau định nghĩa “ quý
ông”.
Bởi tôi
toàn chỉ nhận được lời đề nghị giải thoát cho mình từ những hồn ma nữ.
Hay đôi
giác mạc đang đem ánh sáng cho tôi là của một bé gái, nên chỉ có sự thông cảm
đồng giới giữa những người nữ với nhau?
Lần này
thì hồn ma Phạm Tuyết Mai sẽ dẫn tôi đến đâu?
Chiếc xe
vào số, quay ra đường Hai Bà Trưng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét