*
* * *
- Tôi
đoán bà đến vì câu chuyện cô gái Việt Nam giúp việc bị mất tích – Tôi vừa đứng
dậy, bắt tay Kim Su My vừa “ đi thẳng vào vấn đề”.
-
Không sai – Kim Su My đáp lại và đĩnh đạc ngồi xuống chiếc ghế sơn trắng, đồng
thời đẩy về phía tôi một tập hồ sơ mỏng.
Hai
chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh – sinh ngữ duy nhất mà cả hai có
thể nói cho nhau hiểu. Tôi giở cái bìa hồ sơ…chẳng có gì ngoài một bài báo tiếng
Hàn, một tờ biên bản của cảnh sát Hàn Quốc năm 1996 và một tờ thông báo gửi cho
công ty cung ứng lao động nào đó… Cả hai văn bản sau cùng bằng tiếng Hàn nhưng
có sinh ngữ thứ hai là tiếng Anh “ kèm theo” ở các đề mục văn bản nên có thể
hình dung được tính chất của nó…
-
Ngày 28 tháng 10 năm 1996, tôi đã ký hợp đồng với công ty dịch vụ lao động Kyp
Choon để nhận một người nữ giúp việc trong căn hộ của mình tại cao ốc Express ở
Seoul. Tên cô ta là Mai Tuyet Pham….- Kim Su My kể.
-
Phạm Tuyết Mai – tôi mỉm cười – người Anh mới đặt tên trước họ trong các văn
bản liên quan đến nhân thân.- Xin lỗi bà vì tôi đã cắt lời.
-
Không sao – Kim Su My cười buồn – Cô ta làm việc dọn phòng cho căn hộ của tôi
vào buổi tối mới được ba hôm thì biến mất. Cùng với sự biến mất của cô ta, tôi
phát hiện thấy mình bị mất một số tài liệu điều tra cũng như trang sức…Tất cả
đều ở trong két sắt bí mật chỉ mình tôi có chìa và mật mã số.
- Bà
hẳn đã phải báo cảnh sát Seoul rồi chứ
nhỉ? – tôi cau mày. Bởi dù bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài, nhưng thú thật
tôi rất khó chịu khi nghe một ngoại nhân bày tỏ nghi ngờ về sự lương thiện của
người Việt Nam.
-
Vâng. Và họ cũng không tìm ra cô ấy, cả công ty cung ứng dịch vụ lao động Kyp
Choon và phía công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam.
- Và bà
nghĩ chuyến đi giới thiệu sách đến Việt Nam lần này là truy tìm cô ấy?
-
Vâng – Kim Su My nhìn tôi bằng ánh mắt đợi chờ một sự cảm thông – Nhưng không
phải vì mục đích thu hồi tài sản như ông đang nghĩ đâu. Mà tôi muốn tìm thân
nhân của cô ấy để chia sẻ nỗi đau đớn mà dân Hàn chúng tôi từng gánh chịu. Cô
Phạm Tuyết Mai…có thể đã chết…bởi bàn tay của tình báo Mỹ.
- Sao
bà lại có suy nghĩ đó? – Tôi ngạc nhiên.
- Bởi
vì lúc ban đầu thì tôi nghĩ cô ta là kẻ trộm, nhưng rồi tôi chợt thấy lạ. Nếu
cô ta là kẻ trộm thì chỉ lấy đồ trang sức của tôi thôi, việc gì phải lấy các
tài liệu điều tra?Mất các tài liệu điều tra đó, tôi đã không thể công bố một số
hoạt động mờ ám vi phạm luật pháp quốc tế giữa Mỹ và Hàn Quốc trong thời điểm
ấy.
- Bà
có thể cho tôi biết được hoạt động mờ ám ấy là gì không? – Tôi tò mò.
- Kế
hoạch “ Phượng hoàng lửa” chẳng hạn. Lẽ ra tôi có thể đưa nó vào cuốn sách “ Sự
thật về tinh thần đồng đội”, nhưng vì bị mất toàn bộ tài liệu gốc, đành phải
xếp lại bên ngoài. Những gì tôi nêu lên trong quyển sách vừa giới thiệu chỉ là
tài liệu thứ cấp được thu thập và cất giữ ở nơi khác.
- “
Phượng Hoàng Lửa” là gì? Xảy ra hồi nào vậy, thưa bà?
- Ông
sinh năm mấy? – Kim Su My chợt hỏi một câu chẳng ăn nhập gì đến chuyện mà bà ta
đang kể..
- Tôi
sinh năm 1972.
-
Ngày tháng ? – Kim Su My nheo mắt nhìn tôi, như đang thầm tính toán điều gì đó.
-
Ngày 20 tháng 9 – tôi bật cười – Bà nghĩ tôi có liên quan đến “ Phượng Hoàng
Lửa” nào đó sao?
-
Không – Kim Su My cười theo – Bởi vì kế hoạch “ Phượng Hoàng Lửa” xảy ra khi
ông mới có mười tuổi mười một tháng mười ngày. Nó xảy ra vào ngày 31 tháng 8
năm 1983, với chiếc Boeing 747 số hiệu máy bay 55719, số hiệu chuyến bay 1490
của Hãng Hàng không Hàn Quốc Korean Airlines trên vùng trời Sakhalin của Liên
Xô…
Tôi
như rơi xuống vực thẳm.
Và
tôi chẳng hiểu được mình ngồi đây để làm gì.
Tôi
đi dự một cuộc họp báo giới thiệu sách. Đó là công việc.
Tôi
uống cà phê với tác giả vì yêu cầu của bà ta. Cũng là một phần công việc.
Một
cô gái Việt Nam mất tích trên đất Hàn năm 1996 kèm nghi án trộm cắp đồ trang
sức. Không phải việc của tôi, nhưng tôi biết cơ quan chịu trách nhiệm.
Nhưng
còn vụ việc xảy ra trên vùng trời Liên Bang Xô Viết cũ vào lúc tôi mới mười
tuổi mười một tháng mười ngày và đang cắp sách đi học ở Bình Tuy? Tôi không thấy
có liên hệ nào với mình cả.
Và
nếu như tôi còn ngồi ở đây chỉ vì việc đó thì tôi quả là… không được bình
thường.
Tôi
nhấp một ngụm cà phê, nhận xét :
-
Có lẽ bà nên liên hệ với FSB[1].
Cơ quan an ninh chúng tôi không có tham vọng mở rộng tầm hoạt động về địa giới ra
quá xa, về phía quá khứ quá lâu như vậy đâu.
Kim
Su My lắc đầu, vẻ chê bai:
-
Ông có vẻ sốt ruột,
trong khi nghề của ông lại cần kiên nhẫn.
- “ Phượng hoàng lửa” nào đó của bà không liên
quan đến an ninh chính trị Việt Nam chúng tôi vào lúc này, nên tôi không thể
kiên nhẫn ngồi nghe, trong khi chuyến xe buýt cuối cùng để về nhà sẽ chạy trong
nửa giờ nữa.
- Còn
cô gái Việt Nam mất tích mang tên Phạm Tuyết Mai? Chả lẽ ông không quan tâm
sao? – Kim Su My trách – Ông có nghĩ đến nỗi oan cô ta phải chịu, tiếng xấu mà
gia đình cô ta phải gánh suốt mười lăm năm nay sao?
- Tất
nhiên tôi quan tâm và lẽ ra bà cũng nên như thế.
- Tự
tôi biết phải trình bày cái gì trước – Kim Su My hơi cáu – Chính vì không muốn
“ Phượng Hoàng Lửa” bị lộ ra vì loạt điều tra của tôi mà CIA đã lọt vào căn hộ
của tôi để đánh cắp tài liệu thu thập được. Phạm Tuyết Mai có thể là người bị
họ sử dụng cho công việc ấy và sau đó đã bị họ thủ tiêu để bịt đầu mối, đồng
thời tạo ra một vụ trộm giả để đổ tội cho cô ta.
Giờ
thì tôi đã hiểu điều mà Kim Su My muốn nói.
Một
cô gái đã chết vì một âm mưu của tình báo nước ngoài.
Và là
một cô gái phải chọn con đường xuất khẩu lao động để tạo dựng tương lai cho gia
đình, người thân đang còn sống tại Việt Nam.
Thời
ấy, để được đi lao động nước ngoài ở Hàn Quốc, hẳn gia đình cô ta phải chạy
vạy, gom góp ngoại tệ cho khoản tiền thế chân nộp ở công ty dịch vụ cung ứng
lao động. Sự mất tích đột ngột của cô ta không chỉ làm tổn thất về tài sản gia
đình, nghi án trộm đồ trang sức sẽ khiến gia đình cô ta tại Việt Nam sống trong
tủi hổ, chưa kể bị dè bĩu “ Làm mất thể diện người lao động Việt Nam” như những
lời lẽ quy chụp ác ý…
Tôi
nghe tiếng Kim Su My thở dài…
- Tôi
vẫn còn giữ một tấm ảnh của cô ta do công ty Kyp Choon cung cấp đây – Kim Su My
đẩy qua phía tôi một tấm ảnh màu.- Người thứ hai , có dấu x.
Ảnh
chụp bốn nữ công nhân trong trang phục lao động. Cô gái đứng ở vị trí thứ hai
từ trái sang có một dấu x nhỏ bằng mực xanh đánh ở phía dưới chân.
- Bà
muốn tôi tìm cô ta? – Tôi liếc nhìn cô gái trong ảnh và hỏi như tự xác định.
-
Đúng hơn là tìm người thân của cô ấy – Kim Su My chép miệng – Tôi không tin cô
ta còn sống để về Việt Nam dù dưới cái tên nào, theo con đường gì được đâu.
- Tôi
e là sẽ mất rất nhiều thời gian – Tôi xếp tấm ảnh vào cái bìa hồ sơ mỏng, đẩy
về phía Kim Su My.
Nữ
tác giả đẩy trả bìa hồ sơ lại cho tôi, lắc đầu :
- Tôi
mang nó là để cho ông. Với tôi thì mọi việc đã qua rồi. Bởi tôi không hề kiện
cô ta về vụ nữ trang bị mất…Cái tôi cần là có thể nhờ ông để báo tin cho thân
nhân cố ta mà thôi. Hôm nay là ngày 27 tháng 10 rồi… Còn ba ngày nữa là tròn 15
năm ngày cô ta mất tích…
Tự
nhiên tôi thấy tim mình đau nhói…
Người
phụ nữ ngồi trước mặt tôi vốn đã chai sạn trong nghề thông tin, từng vượt qua
thử thách trong những lần bắt bớ giam cầm của chính quyền độc tài quân sự Hàn
quốc trước đây để viết nên cuốn sách mà tôi đang giữ trong túi quà họp báo. Và
bà ta đến đây với một sự ủy thác về niềm tin cá nhân dành cho một người lao
động Việt Nam chỉ làm việc mới ba ngày…
Sự ủy
thác ấy đang đặt vào tôi.
Tôi
gật đầu nhẹ…
-
Theo bà đã nói thì vì muốn giữ kín bí mật của kế hoạch “ Phượng Hoàng Lửa” năm
1983 mà CIA đã liên quan đến cái chết của Phạm Tuyết Mai năm 1996 tại Seoul,
vậy thực ra thì “ Phượng Hoàng Lửa” là gì? – tôi không nén được tò mò.
- Cơ
quan ông đâu có phải FSB? – Kim Su My đùa trả .
-
Không phải cơ quan tôi, mà cá nhân tôi muốn tìm hiểu – tôi cười gượng – Bởi ta
chỉ có thể kết luận về thủ phạm khi hiểu rõ nguyên nhân gây tội ác.
- Ông
không ngại mất thời gian đấy chứ? – Kim Su My liếc đồng hồ đeo tay.
- Mất
thời gian thì tôi đã mất rồi – tôi bật cười – Nhưng nếu như tôi tiếp nhận vụ
việc này từ bà, thì tôi cũng cần biết rành rẽ mọi chuyện có liên quan.
- Xe
của công ty sách Kwang Nam sẽ đón tôi đi dạo một vòng thành phố. Xin mời ông đi
cùng. Ta sẽ nói chuyện ấy luôn…
Kim
Su My đứng dậy, ra dấu ngăn tôi tính tiền và trao thẻ visa cho người phục vụ
của Saigon concert…Tôi vừa gật đầu định nói lời cảm ơn và bỏ tập hồ sơ vào cặp
thì chợt sững người…
Có ai
tin được không cơ chứ?
Phạm
Tuyết Mai trong bộ đồ bảo hộ lao động và khăn quấn đầu tam giác đang đứng ngay
hàng rào sắt sơn trắng của Saigon concert, nhìn tôi và vẫy tay ra dấu “ Hãy
theo tôi”
Thêm
một lần nữa, chứng Thần Hòa Bệnh lại đang trỗi dậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét