* * *
*
Đan Viện Khiết Tâm nằm sát bên sông
Sài Gòn, trong con đường nhỏ ven chân cầu Rạch Chiếc phía Thủ Đức mà tôi vẫn
hay gọi đùa là “ Nhà mở cao cấp”. Kỳ thực, đây như một nhà nghỉ dành cho giới
nữ tu Công giáo từ trước giải phóng với ba dãy phòng nghỉ xây hình chữ U bao
quanh một nhà nguyện nằm giữa khu đất ven sông. Sau giải phóng, đan viện Khiết
Tâm có lúc trở thành khu dạy học bổ túc văn hóa cho trẻ em nghèo theo sáng kiến
của linh mục chánh xứ Thủ Đức. Mấy năm gần đây, nơi này trở thành nơi nghỉ chân
an dưỡng và tĩnh tâm của các chức sắc công giáo theo sắp xếp của Ủy ban đoàn
kết công giáo dân tộc thành phố và kiêm luôn chức năng dạy học ngoại khóa cho
con em những gia đình công chức như gia đình tôi. Tóm lại, thời kinh tế thị
trường và xu hướng đô thị hóa đã biến cơ sở tôn giáo ở nơi hẻo lánh này trở
thành một “ dinh cơ” uy nghi, tráng lệ ( dù chỉ nhìn thấy ở bên ngoài) với vòng
rào tường xây cao ba mét rưỡi và lớp rào lưới B 40 cao thêm hai mét rưỡi nữa trên
chiều dài chu vi năm trăm mét.Nửa năm gần đây, nơi này còn được gắn thêm sáu
camera an ninh để tăng cường năng lực tự bảo vệ. Một thằng bạn đồng nghiệp bên
cảnh vệ khi tình cờ theo tôi đến đón con ở nơi này cứ phải tấm tắc khen ngợi ý
thức cảnh giác của các xơ. Ấy vậy mà
lần đầu tiên sự bảo vệ chu tất ấy bị vượt qua bởi một nhân viên an ninh. “Khoan,
khoan…” – tôi lẩm bẩm – “ kết luận vậy có hơi sớm, đã chắc gì là nhân viên an
ninh. Thời buổi này, làm giả giấy tờ còn dễ hơn làm giả con người mà”…Tôi dừng
xe trước cổng đan viện, bấm chuông…Gần như ngay lập tức, cánh cổng nặng nề rít
lên lanh lảnh nghe nổi cả da gà rồi rút về bên phải, để lộ ra xơ Trang Đài với vẻ mặt âu lo mỏi mệt
đứng phía sau. Vị nữ tu cười gượng gạo :
-
Tôi chờ anh từ nãy giờ.
Xin lỗi vì làm phiền anh vào giờ này.
-
Không có chi, xin xơ đừng áy náy. Tôi xem đây là bổn phận
của bất kỳ phụ huynh nào có con em được chăm sóc ở đây.- Tôi cố làm bộ lịch sự
để đáp lại và đẩy xe vào sân – Khách không mời mà đến đang ở đâu, thế nào rồi?
-
Vẫn còn bất tỉnh. Chúng
tôi đưa anh ta vào phòng y tế. Xơ
Nhất đang ở đó.
-
Phiền xơ đưa tôi đến chỗ tìm thấy anh ta.
… Nơi ấy nằm ở phần sân sau, cách bức tường rào phía bờ sông
chừng bảy mét là tượng Đức Mẹ đang ẵm Chúa Hài Đồng. Bệ tượng cao khoảng ba
mươi phân, diện tích chừng gần bốn mét
vuông. Xung quanh là khoảng sân tráng xi măng phẳng lỳ…
-
Anh ta nằm bất tỉnh
ngay trên bệ tượng, dưới chân tượng.
-
Nhưng nằm như thế nào,
thưa xơ? – Tôi nhíu mày, thầm ước
tính diện tích của vùng bệ tượng còn
trống.
-
Tất nhiên là nằm co ro.
Cứ y như thu mình lại cho vừa đủ chỗ - xơ
Đài bật cười – Nếu anh cho rằng anh ta trốn ở đâu đó trong đan viện này cả ngày
để đến đêm mới bò ra đây ngủ thì xin trả
lời rằng chuyện đó không thể xảy ra. Ở đây, chúng tôi có đặt camera an ninh
cùng bốn ngọn đèn chiếu sáng xung quanh…cho nên ngay khi hình ảnh anh ta nằm co
ro dưới tượng Đức Mẹ hiện lên màn hình, chúng tôi đã ra ngay và sau đó gọi cho
anh đấy.
-
Nếu anh ta có cánh để
bay vào đây thì sao? – Tôi lắc đầu, vừa nhìn vòng tường rào vừa nhận xét.
-
Dù anh ta có cánh để
bay vào, chúng tôi vẫn thấy được.
Tôi bước
dọc theo chân tường rào, quan sát dưới chân tường và ước tính khoảng cách thời
gian để chạy đến chân tượng…Khoảng bốn giây cho một người chạy nhanh. Liệu có
thích hợp với anh chàng thanh niên nọ không nhỉ? Hoàn toàn có thể, nếu đó là
một người khỏe mạnh. Cần tìm xem camera an ninh có góc quét và thời gian một
vòng quét là bao lâu. Nhưng vấn đề là làm sao anh ta lọt vào phía sân sau này
được nếu như trước đó không phải vượt qua bức tường rào ? Tôi ngán ngẩm vì giải
câu hỏi về dấu vết xâm nhập thuộc về một cảnh sát hình sự nhà nghề chứ không
phải một nhân viên an ninh chuyên ngành chính trị. Tôi chợt bật cười.
-
Anh cười cái gì vậy? – xơ Trang Đài có vẻ phật ý.
-
Tôi cười bản thân mình,
thưa xơ. Hình như tôi vẫn chưa hết
cơn ngái ngủ. Bởi tôi đến đây vì anh chàng xâm nhập đan viện chứ không phải vì mục
đích cung cấp dịch vụ bảo vệ nơi này. Và đó cũng là điều các xơ cần khi gọi tôi, phải không ạ?
-
Vâng. Nhưng tôi nghĩ
rằng đưa anh ra đây không hề thừa. Bởi vì tôi muốn anh tin vào yếu tố kỳ lạ của
việc anh ta xuất hiện.- xơr Đài cười
nhẹ.
-
Bản thân tôi cũng thấy
rằng không thể xâm nhập nơi này mà không bị phát hiện. Và tôi lại càng cần có
một lời giải thích tại sao từ chính anh ta. – Tôi gật đầu, công nhận sự nghiêm
túc của vấn đề, nhưng bắt đầu thấy lo canh cánh vì tính nghiêm trọng về chính trị của sự kỳ lạ nọ theo bản chất
nghề nghiệp của ngành nghề mình, khi một nhân viên an ninh ( nếu anh ta đúng là
nhân viên an ninh) lại xâm nhập trái phép vào một cơ sở tôn giáo. Nhưng có lẽ xơ Nhất cũng hiểu như vậy nên mới bảo xơ Đài gọi cho tôi. Bởi nếu chỉ là một
tên trộm hay một kẻ lang thang nào đó thì họ chỉ cần gọi cho công an phường
Trường Thọ là xong việc…
Tôi quay lưng lại, bước theo xơ Đài đến phòng y tế của đan viện.
Ngay lúc ấy, tôi nhìn thấy cô ta…
Cô gái ấy còn rất trẻ, mặc chiếc áo dài cổ cánh sen màu
thiên thanh, khoác áo măng -tô xám nhạt ngồi ngay trên ghế đá trước phòng y tế.
Cô ta nhìn tôi và nở một nụ cười kèm cái gật đầu nhè nhẹ như muốn ra dấu rằng
cô ta đang muốn gặp tôi. Rồi trong một khoảnh khắc, cô ta tan nhòa trong sương
đêm…Tôi lạnh người, đứng chết lặng mà cảm nhận mồ hôi mình đang tuôn đầy trán…Chả lẽ cô ta là
nguyên nhân của việc kỳ lạ vừa xảy ra mà tôi đang tìm hiểu?
-
Anh làm sao thế? – xơ Đài ngạc nhiên lên tiếng.
-
Thưa…không có gì – Tôi
lắc đầu nhẹ, bước đi tiếp, thầm nghĩ “ Chuyện đâu còn có đó. Nếu cô ta cố ý để
cho mình nhìn thấy, thì có nghĩa là mình sẽ có dịp gặp và trò chuyện với cô ta.
Lúc này, hãy giải quyết chuyện vị khách không mời mà đến kia đã”
* * *
*
Tôi liếc qua chứng minh thư đỏ của chàng trai đang nằm trên
giường bệnh. Đúng anh ta là người trong ảnh dán trên chứng minh thư. Lê Văn
Phượng, sinh năm 1986, chứng minh thư được giám đốc công an thành phố cấp ngày
19 tháng 8 năm 2010. căn cứ vào đây, tôi có thể kết luận anh ta là sĩ quan trẻ
thuộc đội an ninh nhân dân của quận 2 hoặc Thủ Đức, mà cũng có thể là trinh sát
an ninh của phòng nghiệp vụ nào đó của công an thành phố…
-
Thế nào rồi xơ ? – Tôi hỏi lại xơ Nhất trưởng đan viện đang chườm nóng cho anh ta.
-
Hai cẳng chân sưng phù,
tím ngắt thế này thì có thể bị nứt xương. Tạm thời chúng tôi bó nẹp cho anh ta
để cố định xương. Có lẽ phải gọi cấp cứu.
-
Lẽ ra các xơ phải gọi cấp cứu thay vì gọi cho tôi
– Tôi nhún vai – Trường hợp này không thuộc phạm vi nghiệp vụ của tôi.
-
Nếu như không có việc
tìm thấy thẻ ngành của anh ta, chúng tôi đã gọi công an phường Trường Thọ - xơ
Nhất cười hiền lành.
-
Nguyên tắc là phải thế,
lại sao xơ phá lệ gọi cho tôi trước?
-
Nguyên tắc là thế, bình
thường là thế, nhưng không hiểu sao khi trông thấy anh ta nằm co ro trên bệ
tượng Đức Mẹ ở trong màn hình, bên tai tôi , trong đầu tôi cứ vang lên câu “
Gọi cho thiếu tá An! Gọi cho thiếu tá An! Gọi giùm thiếu tá An!”
Tôi choáng người, chợt nhớ cô gái mặc áo dài thiên thanh
khoác măng -tô xám nhạt ngồi trên ghế đá sân sau…Tôi hỏi như một cái máy:
-
Một giọng nói của nữ?
Phải không ạ?
-
Đúng thế - xơ Nhất rõ ràng bị bất ngờ - Anh cũng nghe giọng
nói ấy bên tai à?
-
Không… nhưng mà …- tôi
băn khoăn hỏi lại – Nhưng xơ có sợ
nhầm không? Trong lực lượng công an tại thành phố, người tên An mang quần hàm
thiếu tá đâu có ít. Tại sao xơ lại
gọi cho tôi?
-
Nhưng ngoài anh ra thì
tôi có biết thiếu tá công an nào mang tên An đâu? – xơ Nhất bật cười thành tiếng khiến tôi sững người ngơ ngác mấy giây
rồi cũng bật cười theo để giễu cái thói quen nghề nghiệp đã chơi trác mình một
vố.
-
Xe cấp cứu của bệnh
viện Thủ Đức sẽ đến trong mười lăm phút nữa.- xơ Đài thông báo.
-
Vâng. Vừa đủ để tôi tìm
hiểu về anh chàng này.
Tôi rút điện thoại di động, gọi cho trực ban an ninh của công
an thành phố, trực ban công an quận 2 và quận Thủ Đức, thông báo tên và số
chứng minh thư đỏ cũng như ngày cấp của người tên Lê Văn Phượng.Cả ba nơi đều
hứa sẽ kiểm tra và trả lời ngay. Và chữ “ ngay” đó ứng với công an quận 2.
Trung tá Thành đội trưởng đội an ninh nhân dân quận 2 lập tức gọi điện thoại
cho tôi xác nhận Lê Văn Phượng, sĩ quan cấp bậc thiếu úy bị mất tích trong khi
làm nhiệm vụ lúc 23 giờ 25 và đang được khẩn trương tìm kiếm. Trung tá Thành
cam kết sẽ xuống đan viện Khiết Tâm ngay, ngược lại tôi dặn anh ta chịu khó
mang theo mấy chuyên viên hình sự. Xong việc, tôi quay lại phía xơ Nhất :
-
Trung tá Thành bên an
ninh quận 2 sẽ chịu trách nhiệm trả lời xơ về anh chàng này và lý do anh ta có
mặt trong đan viện.
-
Anh ta là người của
quận 2 à?
-
Vâng!
-
Thế thì lạ thật – xơ Nhất nhíu mày – Đan viện Khiết Tâm thuộc trách
nhiệm của an ninh Thủ Đức cơ mà.
-
Đúng thế, nhưng đã là
chạy trốn thì đâu có phân biệt ranh giới. Xơ
không thấy anh ta bị đánh đến mức có nguy cơ nứt xương cẳng chân sao?
-
Thấy chứ - xơ Nhất lắc đầu nhè nhẹ - Vì thấy nên
càng khó hiểu hơn. Nếu anh ta băng qua sống thì sao lại có thể khô ráo đến vậy.
Và với hai cẳng chân thương tích như thế, làm sao lọt qua vòng tường rào để vào
dưới chân tượng Đức Mẹ tại sân sau Đan Viện?
-
Anh ta bay qua – tôi cố
hài hước để che giấu nỗi xúc động của mình. Hình ảnh Yến Ngọc chặn trước tay
lái xe tôi đêm nào[1] vẫn như
mới vừa xảy ra. Khi ấy, tôi đã vặn hết ga, vào số 4 mà chiếc xe vẫn như không
hề lăn bánh được.Dù là một con người hiện hữu chỉ biết tôn trọng sự hiện hữu
vật chất theo kiểu “ chứng cứ phải sờ được bằng tay”, tôi vẫn phải âm thầm chấp
nhận sự kỳ lạ của Thần hòa bệnh mà mình đang gánh phải. Và cũng không thiếu văn
bản lời khai tôi cầm trong tay ghi về những điều kỳ lạ không tài nào giải thích
được bằng cơ sở khoa học. Bất giác, tôi nghĩ đến cô gái ngồi trên ghế đá sân
sau đan viện cùng việc có một giọng nữ thì thầm bên tai xơ Nhất bảo phải gọi tôi.
Hồn ma hay ảo giác?
Tiếng xơ Nhất vang lên nhẹ như một tiếng chuông :
-
Vâng. Sao chúng ta
không nghĩ về phép lạ…
Tiếng còi xe cứu thương hòa lẫn với tiếng còi xe cảnh sát
vang rền con hẻm kéo tôi về thực tại. Cả hai xe chức năng từ hai nới khác nhau
đã đến cùng một lúc vì thiếu úy Phượng – nguyên nhân khiến tôi phải có mặt tại
đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét