Hai
Xe đã đến để đưa Tâm đi cấp cứu. Cảnh sát hình sự của quận
cùng phó trưởng công an phường phụ trách hình sự cũng đã xuống hiện trường khám
xét nhà và hỏi cung Xuân tại chỗ. Bà vợ này quả là lỳ lợm ngoan cố hiếm thấy.
Xuân khai rằng không hề biết việc chồng mình bị nhốt đến ngạt thở và đang hấp
hối trong ngăn bí mật sau tủ áo, cứ nghĩ là chồng đi công tác vì lúc chồng lên
đường thì chị ta còn ở thẩm mỹ viện.Ai trả lời điện thoại cho tôi và chị ta từ
điện thoại di động của chồng mình thì chị ta không biết.Việc tồn tại ngăn tủ bí
mật, nút điều khiển trong hốc dưới tủ sắt, chị ta cũng chối bay chối biến là
nào biết nào hay. Giải thích về thái độ lồng lộn của chị ta khi tôi phát hiện
được nút bí mật, Xuân đáp tỉnh khô sở dĩ có lời nói và hành động như thế chỉ vì
quá bất ngờ mãi đến lúc ấy, nhờ thiếu tá An chị ta mới rõ rằng căn nhà của mình
có bí mật hay kho của báu…Nói tóm lại, theo đúng yêu cầu của nghề điều tra là “
Phải làm rõ tất cả mọi tình tiết chứ không phải là để kết tội ai” thì lúc này
tạm thời chưa có gì rõ ràng ngoại trừ việc Hồ Quang Tâm bị nhốt trong ngăn vách
bí mật suýt chết ngạt.Thiếu tá phó trưởng công an phường phụ trách hình sự vừa
cười khẩy vừa ghi biên bản lời khai của Xuân với cái ý “ Tôi ghi chơi vậy thôi
chứ tôi cóc có tin”, rồi liếc sang tôi ra dấu “ Mời tham gia”. Thực tình thì
tôi rất mệt, mắt giờ cứ hoa lên nên ngồi yên một góc suốt từ khi vụ việc xảy
ra, nhưng với tư cách người phát hiện và làm nhân chứng vụ việc từ đầu, không
thể không có ý kiến. Tôi nói chậm rãi, uể oải :
-
Thứ nhất, nhà chị khá
biệt lập nên lời khai về việc chị vắng mặt khi anh Tâm đi công tác không thể
xác nhận. Thứ hai, chị không nhận ra được tiếng của chồng mình để vẫn có thể
đùa cợt được với người lạ nào đó giả danh chồng mình nghe sao khó lọt lỗ tai quá.
-
Lúc ấy trong máy nghe
toàn tiếng gió rít, xe cộ…làm sao tôi nhận ra ngay được. Vả lại chồng tôi hay
cảm lắm, mỗi lần anh ấy bệnh thì giọng nói thay đổi đến mức ngay cả người thân cũng khó
mà nhận ra.- Xuân chống chế.
-
Có lý lắm – sĩ quan
trực hình sự quận gật gù – dù sao thì chúng tôi cũng buộc phải tạm thời giữ
chị. Chị có người thân nào để trông giữ nhà không?
-
Không…- Xuân đáp ngay,
nhưng rồi như chợt nhớ ra, liền ngần ngừ :- Chồng tôi còn đứa em rể tên Chi.
Nhờ các anh gọi cho cậu ấy, bảo tôi có việc đi vắng, nhờ cậu ấy tạt qua xem
chừng nhà vài hôm.
-
Tốt hơn là chị nên tự
gọi – tôi lên tiếng.
Xuân hơi cong môi như chế giễu : - Thế tôi phải
gọi như thế nào. Nói những gì? Có cần nói rằng tôi phải nhờ cậu ta trông chừng
nhà để cho công an canh chừng tôi không?
Tôi liếc về phía viên sĩ quan trực hình sự công
an quận.Bởi vì dù tôi là ai thì trong vụ việc này vẫn chỉ có vai trò của một nhân chứng. Quyền
xử lý ra sao là của cảnh sát hình sự. Anh ta thờ ơ nhận xét :
-
Thì chị cứ báo lại cậu
ta đúng với tinh thần những gì chị muốn nhờ chúng tôi chuyển đến anh ta. Chỉ
cần chị không nói gì đến ông Tâm và việc chúng tôi mời là đủ.
-
Chắc các ông cần nghe
cả những gì cậu ta nói với tôi? – Xuân tiếp tục chế giễu.
-
Tất nhiên – Viên sĩ
quan trực hình sự quận trả lời tỉnh rụi, mặt chẳng thoáng chút phản ứng nào. Trung
úy Thạnh lặng lẽ mở khóa tay cho Xuân. Xuân đi đến bàn điện thoại, ngồi phịch
xuống bấm số và bật chế độ loa ngoài…
Những tiếng chuông phát qua loa nghe inh tai như
tiếng phanh xe thật gấp liên tục tiếp nối nhau nghe dai dẵng đến khó chịu, cứ
như thể xoi vào màng tang người chờ đợi…Rồi cái giọng thánh thót của nữ điện
thoại viên được thu sẵn để phát thông báo khi điện thoại không có người trả lời
vang lên…Xuân ngước cao mặt nhìn chúng tôi thách thức :
-
Cậu ấy không có ở nhà.
Điện thoại không có ai trả lời.
-
Anh ta có điện thoại di
động không? – Tôi sốt ruột.
Như để trả lời
cho tôi, Xuân lại tiếp tục bấm số…Bản nhạc chờ Saving all my love for you vừa
qua khỏi khúc dạo đầu thì chợt ngắt quãng. Bên kia máy, một giọng đàn ông khẽ
khàng từ tốn vang lên :
-
A lô…Xin nghe
-
Chi đó hả? Chị Xuân
đây…- Xuân nói vào máy với giọng đều đều.
-
À…chị Xuân …Việc gì vậy
chị?
-
Chị có việc phải về quê
gấp ngay bây giờ. Chi chịu khó ghé qua trông chừng nhà một chút nha.
-
Vậy chứ anh Tâm đâu? –
bên kia máy, người đàn ông tên Chi có vẻ ngạc nhiên.
-
Ảnh đi công tác rồi,
nên chị mới phải nhờ Chi chớ?
-
Chuyện gì nữa đây? Hai
ông bà định “ chiến tranh lạnh” hả ? – tiếng cười khùng khục của Chi vẵng ra
…Tôi thoáng thấy viên sĩ quan trực hình sự quận cau mày. Đúng là sự quan tâm
của ông em này có nguy cơ làm cho Xuân buột miệng nói ra vụ việc. Tôi vội đưa
ngón tay trỏ lên môi ra dấu…Xuân lạnh lùng gật đầu rồi cố pha trò với người bên
kia điện thoại :
-
Đã “ nóng” bao giờ đâu
mà có “ lạnh” chứ. Nhớ giúp giùm chị nhé.
-
Hay… để em gọi công ty
bảo vệ Văn Nhâm, kêu thằng Bảy xuống giữ nhà cho chị…Chứ…em bận tối tăm mắt mũi
đây – người bên kia máy có vẻ áy náy.
-
Thằng Bảy nó qua công
ty Bảo An rồi, chứ nếu nó còn ở Văn Nhâm thì chị gọi Chi nhờ trông nhà làm gì
chứ? – Xuân hơi gắt.
-
Vậy hả? – giọng người
đàn ông bên kia có vẻ chưng hửng – vậy thì…để em cố chứ biết sao …Có gì sáng
mai em ghé qua nhà thằng Bảy gọi nó.
-
Giúp chị nghe Chi !
-
Yên tâm ! Chị đi đường
bình an nhá.
Xuân cúp máy, hỏi
đầy khiêu khích :
-
Các ông vừa ý chưa?
Viên sĩ quan trực hình sự quận gật đầu :
-
- Đúng với yêu cầu của
cả hai bên. Hy vọng khi ông Tâm hồi tỉnh, mọi việc sẽ sáng tỏ.Giờ chúng ta đi
thôi.
Tất cả mọi người ra khỏi nhà. Trung úy Thạnh cảnh sát khu
vực bắt tay tôi thật chặt :
-
Cảm ơn anh An. Nhờ anh
mà ngăn được một vụ chết người.
Rồi như không kìm nén được cơn tò mò, anh ta hỏi gặng tôi :
-
Nhưng làm sao anh phát
hiện ra được dưới viên gạch lát sàn gầm két sắt có nút bí mật?
-
Tôi cũng chẳng biết tại
sao – Tôi cười gượng, vì biết mình có nói ra nguyên nhân cũng khó có ai tin –
có lẽ chỉ là do trực giác mà thôi.
-
Vậy thì cảm ơn cả trực
giác của anh nữa – sĩ quan trực hình sự quận cười – Chúng ta sẽ tìm ra chiếc xe
của ông Tâm và người đang lái nó sớm thôi.Khi ấy thì không cần phải chờ đến khi
ông Tâm tỉnh lại.
Khi ánh đèn xe cảnh sát đã khuất, tôi ngoảnh
nhìn cánh cổng vừa được khóa xích và niêm phong. Chút nữa, Thạnh và dân phòng
sẽ phải gác ở chỗ này… Tôi mệt mỏi rút điện thoại di động ra, gọi cho Bích Loan
báo về tai biến vừa rồi…
-
Có chuyện như vậy sao?
– Bích Loan sững sốt – Không thể tin nổi.
-
Ừ . Chính tôi cũng
không thể tin vào chuyện đó – tôi thú nhận qua điện thoại – nhưng đó là sự
thật. giờ tôi vẫn chưa hết bàng hoàng vì việc mình đã thấy.
-
Ông gặp tôi được không?
Tôi muốn nghe kể lại tường tận – Bích Loan đề nghị.
-
Ừ, được. Tôi cũng muốn
biết rõ hơn về Yến Ngọc và gia đình cô ta – tôi đồng ý sau khi liếc nhìn đồng
hồ. Đã sắp 0 giờ.Tôi thầm than “ Đêm nay không những không về nhà, mà sẽ còn là
đêm thiếu ngủ nữa.”
Tôi đã
gọi điện thoại về nhà báo đêm nay không về , nhưng trong lúc phóng xe đến nhà
Bích Loan, có lúc tôi tự nghĩ “ Tại sao
mình lại cứ bị cuốn theo chuyện này? Giờ thì đây là việc của cảnh sát hình sự.
Cứu kịp ông Tâm là mình đã làm tròn lời ủy thác của Yến Ngọc rồi cơ mà. Cô ta
có nhờ mình làm chuyện gì khác nữa đâu. Sao mình cứ lao vào?”Tưởng tượng cảnh
sáng mai, khi việc này được địa phương thông báo lên, thế nào tôi cũng phải
chịu cảnh đứng thẳng như dây đàn trước bàn của xếp để nhận cái nụ cười dịu dàng nhưng đầy khó chịu đi kèm theo nhận
xét của ông ta “ Xét về kết quả, hoan hô anh đã giúp phát hiện để ngăn chặn một
vụ giết người, dù chưa biết thủ phạm là ai và nguyên nhân gây án thì còn phải
điều tra chán. Nhưng anh có nhận ra rằng thành tích đó được lập nên trên cơ sở
là tính tùy tiện vô nguyên tắc của mình không? Nhờ cảnh sát khu vực kiểm tra
hành chính căn nhà đó là một chuyện,
nhưng tự ý xâm nhập phòng ngủ vợ chồng người ta, nạy gạch lục soát kiểu đó lại
là một việc khác. May mà tìm ra ngách bí mật phía sau tủ áo và ông Tâm trong
đó, còn nếu không thì cái gì sẽ xảy ra, liệu anh có lường trước được cả chưa ?”Tất
nhiên, căn bệnh của tôi thì xếp và bạn đồng nghiệp đều biết cả, nhưng liệu họ có tin được lời
tôi nói là vì trông thấy Yến Ngọc đứng chắn ngay cửa, chỉ tay vào trong nên tôi
mới quay vào, và những giọt máu bí hiểm dẫn đường cho tôi đến trước phòng ngủ
có ngách bí mật bên trong?Cơ sở để tôi có những hành động ấy là như thế, nhưng
ngoài tôi ra, lại chẳng ai xác nhận sự
tồn tại của những cơ sở ấy cả.Và bản thân tôi cũng thấy một điều lạ là tại sao
lại xuất hiện những giọt máu dẫn đường, trong khi toàn thân ông Tâm không hề có
một vết thương hở nào.Nếu những vệt máu đó là dấu hiệu mà Yến Ngọc chỉ dẫn cho
tôi và chỉ có tôi mới nhìn thấy thì tạm yên tâm, nhưng liệu có còn ý nghĩa nào
khác nữa? Càng suy nghĩ, tôi càng thấy rối mù, đầu nhức như búa bổ. Tôi chép
miệng “ Đằng nào thì cũng đã tự cột dây vào mình, giờ hãy cứ lo giải cho xong.
Chẳng lẽ Yến Ngọc khơi vấn đề này ra rồi bỏ mặc mình bơi trong đó?”
……..
Người đàn ông có vẻ ngoài bình dị ấy
vẫn ngồi yên trên xe. Đằng ghế phía trước, người lái xe vẫn đang căng mắt ra,
ôm chặt tay lái…Mấy luồng ánh sáng của đèn pha những chiếc xe ngược chiều rọi
đến càng khiến người đàn ông có vẻ ngoài bình dị thấy bực mình. Ông ta hơi
nhích người để đổi thế gác chân…Mọi việc tưởng chừng thuận buồm xuôi gió như
tiến triển suốt nửa năm nay bỗng phút chốc bị đảo lộn và ông ta không thích cái
gì vi phạm tính toán của mình. Ấy vậy mà giờ đây ông ta lại phải vắt chân lên
cổ để giải quyết một vi phạm, bởi vì thời gian không ủng hộ ông ta. Người đàn
ông có vẻ ngoài bình dị chép miệng “ Ai biết được chữ ngờ.Mình liệu còn tin cậy
được ai nữa không?Phải chi sự biến này xảy ra muộn một chút…”
-
Có gì vậy xếp? – người
lái xe lên tiếng.
-
Không. Có gì đâu…-
người đàn ông có vẻ ngoài bình dị đáp và tự nhiên môi ông ta chu ra như muốn
huýt sáo vì ý nghĩ vừa hiện lên trong đầu, rồi nói tiếp – Tôi vừa chợt nhận ra
phải thay đổi một chút chương trình của mình. Anh quay về Sài Gòn mau.
-
Sao lại thế chứ? Hồi
nãy xếp bảo…- người lái xe giật mình.
-
Thì tôi vừa bảo có chút
thay đổi cơ mà – người có vẻ ngoài bình dị gắt khẽ - Anh cứ lấy phòng ở chỗ
khách sạn cũ. Tôi có việc một chút, sẽ gọi điện thoại cho anh sau.
-
Dạ - người lái xe đáp
gọn lỏn, vẻ không vui.
-
Gì mà căng thế? – người
đàn ông có vẻ ngoài bình dị dường như nhận ra điều đó, vừa cười xòa vừa nhoài
người lên, vỗ nhẹ vào vai lái xe – Cứ nghỉ ngơi vài giờ. Rạng sáng là ta lại
phải đi ngay mà.
-
Vậy em tự do hả xếp?
-
Cho đến khi tôi quay
lại thì anh cứ tự do trong khách sạn. Tôi xuống xe ở bên này cầu Bình Triệu.
Anh cứ đến đó một mình – người đàn ông có vẻ ngoài bình dị nheo mắt với vẻ đồng
lõa – Để tôi nhắn con bé học trường múa tới khách sạn cho anh.Cứ chờ ở đó.
-
Cảm ơn xếp – người lái
xe cười hinh hích khoái trí.
Người đàn ông có vẻ ngoài bình dị cúi mặt xuống, rút điện
thoại di động ra, bấm nút nhắn tin…Ông ta cần sự giúp đỡ để làm cái việc mà với
ông ta chỉ đơn giản là giải quyết sự cố làm ăn, dù “sự cố” đó là tính mạng con
người, nhưng có hề gì chứ. Lâu nay, ông ta không hề xem khách hàng của mình là
thượng đế như bao nhiêu nhà kinh doanh lương thiện khác, nhưng ông ta cũng
chẳng hề xem họ là người. Với ông ta thì khách tiêu thụ hàng của mình là bọn
cặn bã của con người, chết đứa nào là giúp cho xã hội thêm lành mạnh, dù chỉ ở
tỷ lệ một phần vài tỷ.Thêm một phần vài tỷ nữa có hề chi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét